Tình hình phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH

2.1. Tình hình phát triển ngành thủy sản

2.1.2. Tình hình phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

2.1.2.1. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản

Thủy sản là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế, đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Với điều kiện địa lý thuận lợi đường bờ biển dài 3260km trải dài từ Bắc đến Nam, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc đã tạo thuận lợi cho các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì thế, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng không ngừng trong hơn 17 năm qua với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 9,07%. Cùng với đó, Chính phủ cũng có những phương hướng hoạt động thúc đẩy phát triển ngành nên nuôi trồng thủy sản từng bước từng bước phát triển không ngừng, trong những năm qua, sản lượng thủy sản tăng liên tục, trung bình mỗi năm đạt 12,7%, góp phần không hề nhỏ vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Mặt khác, do trình độ khai thác, đánh bắt chưa được cải thiện của ngư dân cùng với nguồn thủy sản tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, nên sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác trong các năm qua tăng khá thấp, mức tăng trung bình một năm chỉ đạt là 6,42%. Điều đó được minh chứng qua số liệu thống kê sản lượng thủy sản từ năm 2015-2020 sau đây:

Bảng 2.2 Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Sản lượng nuôi trồng (MT) 3,533 3,650 3,858 4,150 4,380 4,560 Sản lượng khai thác (MT) 3,026 3,076 3,421 3,590 3,770 3,850 Tổng sản lượng (MT) 6,559 6,726 7,279 7,740 8,150 8,410

31 Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ:

Biểu đồ 2.1 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (nghìn tấn)

5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 ■Nuôi trồng BKhai thác

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ, từ năm 2015-2020, sản lượng khai thác luôn thấp hơn sản lượng nuôi trồng, tuy nhiên sản lượng qua các năm vẫn tăng đều. Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt 8,15 triệu tấn, tăng 5% trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,8%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Năm 2020, mặc dù dịch Covid bùng phát nhưng tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng vẫn tăng 3,1% so với năm 2019, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn tăng 3,95%, sản lượng khai thác đạt 3,85 triệu tấn tăng 2,08%. Các con số trên thể hiện rằng chính sách chiến lược của Chính phủ là thật sự cần thiết, nó thúc đẩy sự phát triển liên tục của ngành thủy sản.

về nuôi trồng thủy sản: Theo số liệu cập nhật hết năm 2020 của Hiệp hôi Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam “diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt); Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn. Trong đó, tôm nuôi 950.000 tấn (tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn. Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con. Riêng khu vực

ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống. Diện tích nuôi biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó nuôi cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn).”

về đánh bắt khai thác thủy sản: Cũng theo VASEP “năm 2020, cả nước có

94.572 tàu cá. Trong đó có 45.950 tàu cá dài 6-12m, 18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài > 24m). Cả nước có 4.227 tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển. Nghề lưới kéo 17.078 tàu, chiếm 18,1%; nghề lưới vây 7.212 tàu, chiếm 7,6%; nghề lưới rê 33.538, chiếm 35,5%; nghề câu 16.043 tàu, chiếm 17%; nghề khác 17.543 tàu, chiếm 18,5%; tàu dịch vụ hậu cần 3.158 chiếc, chiếm 3,3%.”

Vì Việt Nam là đất nước trải dọc từ Bắc đến Nam đều là biển nên hoạt động sản xuất, khai thác có sự đa dạng về chủng loại thủy sản, tuy nhiên có thể phân ra thành các vùng sản xuất, khai thác lớn như biểu đồ dưới đây:

Hình 2.1 Cơ cấu khai thác thủy sản theo khu vực năm 2020

1% 9%

Đồng bằng sông Cửu Long

10%

35%

Đông Nam bộ Và Nam Trung Bộ Đồng bằng sông Hồng

Khác

35%

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

Nguồn: Virac, GSO + Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải miền Trung: đây là khu vực chuyên nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, hơn nữa nuôi biển là thế mạnh của vùng này, các loại

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 33

được chủ yếu tập trung nuôi như: tôm, sò trứng / sò tròn, ốc khổng (bào ngư), cá mú, cá bóp, cá hồng...

+ Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh thuộc Đông Nam Bộ, ở bốn tỉnh này ngư dân chủ yếu nuôi tại các hồ chứa nước ngọt và nước lợ các loại như cá mú, cá bóp, cá rô phi, tôm các loại.

+ Đồng Bằng Sông Cửu Long: đây được xem là khu vực nuôi trồng và kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy- hải sản chính của nước ta khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống kênh rạch dày đặc và nhiều vùng ngay liền với biển Đông.

+ Đồng bằng sông Hồng: đây là khu vực có địa hình tự nhiên đa dạng, chủ yếu nuôi theo hình thức lồng bè trên hồ chứa, sông suối, ao hồ. Các loài phát triển chủ lực, phục vụ cho xuất khẩu như tôm sú, cá vược, hàu, ốc hương..

2.1.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản

Trong những năm trở lại đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt khi khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường cũng như về lượng xuất khẩu. Nếu như trước đây, do chưa tìm kiếm được thị trường cùng với công nghệ kỹ thuật chế biến còn lạc hậu đã đến sự kém phát triển trong ngành thủy sản thì trong những năm mới đây, xuất khẩu thủy sản sang các nước đã và đang có những bước chuyển mình không hề nhỏ. Trong những năm 90, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt giá trị ở mức hơn 500 triệu thì qua từng thập kỷ, mức tăng trưởng đã có những bước tiến mạnh mẽ khi đạt mức tăng trung bình mỗi năm là 15,6%. Tiến trình tăng trưởng này đã giúp Việt Nam vượt Thái Lan trở thành top 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc và Na Uy, giữ vai trò chủ lực trong cung cấp các mặt hàng thủy sản toàn cầu. Giai đoạn 2012 - 2016 là khoảng thời gian mà ngành thủy sản Việt Nam có “bước phát triển vàng” khi tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 46 tỷ USD, so với 11 năm trước đó thì con số này lớn hơn nhiều lần. Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam cũng được mở rộng hơn ở giai đoạn này khi tiếp cận hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, ở những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Đức, Canada, Úc, Nhật..là những thị trường chính đem lại nguồn lợi cao. Năm 2018, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt hơn 8 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu cá tra đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay, với hơn 2 tỷ USD.

34

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến tháng 12 năm 2019, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 8,16 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2018. Ước tính năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 8,58 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm 2018.

Tình hình tăng trưởng giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2019 được Bộ Công Thương thống kê như bảng dưới đây:

XK (tỷ USD)

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ thống kê giá trị tăng trưởng XK dưới đây:

Biểu đồ 2.2 Thống kê tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010-2019

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể nhìn thấy được giá trị tăng trưởng không phải tăng dần đều giữa các năm. Trong đó năm 2015 là năm có biến động về tốc độ tăng trưởng nhiều nhất, nguyên nhân là do tại thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra gây khó khăn cho cả ngư dân và các tổ chức xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Cũng cùng năm này, sản phẩm cá tra phile đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị chịu mức thuế chống bán phá giá tới hai lần bởi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Đó cũng là lý do tại sao giá trị xuất khẩu năm 2015 lại

giảm mạnh như vậy. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,58 tỷ USD, mức này so với năm 2018 đã giảm 1,2%. Nguyên nhân chủ yếu được xác nhận là do gặp khó khăn ở thị trường các nước nhập khẩu, ngành tôm chịu sự cạnh tranh của Ecuador và Ản Độ và sản lượng tồn kho từ năm 2018 còn lớn nên giá tôm giảm. Bên cạnh đó kiểm soát chất lượng ở Trung Quốc đã bắt đầu siết chặt, tại cửa khẩu biên giới nguồn gốc của sản phẩm cũng được truy xuất kỹ càng và diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, mục tiêu chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 của nước ta là chiếm 30-35% GDP trong toàn ngành nông nghiệp, nhưng trên thực tế GDP thủy sản năm 2019 chỉ đạt mức 80% so với dự kiến (chiếm 24,4% GDP trong khối nông-lâm- thủy sản), chiếm 3,4% GDP toàn quốc. Từ khi đại dịch Covid -19 bùng phát, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng đã gặp không ít những khó khăn, kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu giảm. Điều đó được Tổng cục Hải quan thống kê qua các số liệu cụ thể: tháng 5/2020 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 641,81 triệu USD, đã tăng 4% so với tháng 4/2020 nhưng giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước là 15,9%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020 kim ngạch XK đạt trên 2,89 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019 thì giảm 9,2%. Năm 2020, đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến giao thương thủy sản ở Việt Nam mà trên hầu hết các thị trường cũng đều chịu ảnh hưởng lớn . Tuy nhiên, ở một số thị trường tiêu thụ lớn xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tăng, trong đó có Mỹ tăng gần 10%, Anh tăng 23%, Canada tăng 14%, Nga tăng 32% và Úc tăng 10%. Dưới đây là top 10 thị trường mà thủy sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào năm 2020:

4THMV Cua, ghẹ lực, bạch tuộc Cá ngừ Cá tra 3 ác loại cá khác Tôm Giá trị XK (triệu USD) 104,983 181,671 560,454 648,751 1.492,780 1.679,104 3.733,454 'ăng trưởng (%) 12% 22% -3% -10% -25% 0.8% 11% 36

Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường năm 2020

■triệu usd

1800

Nguồn: Tổng cục Thủy sản Theo VASEP, sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm 2020 do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid thì đến tháng 9, ngành XK thủy sản của nước ta bắt đầu hồi sinh khi mức tăng trên 12% so với tháng 9/2019. Xuất khẩu trong tháng 10/2020 vẫn đạt đà tăng trưởng trên 10% với khoảng 923 triệu đô la mỹ, đưa tổng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm lên gần 7 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019 thì mức tăng này vẫn giảm nhẹ 2%. Trong đó phải kể đến tăng trưởng của các mặt hàng thủy sản chính sau:

Tôm: Xuất khẩu mặt hàng thủy sản là tôm không chịu nhiều bởi Covid 19 khi mức tăng 10 tháng đầu năm vẫn đà tăng trưởng tăng trên 21%, giá trị XK gần 419 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu lên 3,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Tại các kênh bán lẻ ở thị trường Mỹ, EU tôm chân trắng đông lạnh được đẩy mạnh xuất khẩu.

Cá tra: Có lẽ cá tra là mặt hàng chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid khi từ tháng 1 đến tháng 8 giảm liên tục, mức giảm lên tới 28-31% so với cùng kỳ năm. Đến tháng 9/2020, tình hình XK cá tra đã khả quan hơn khi doanh thu cao hơn so với những tháng trước đó, mục sụt giảm cũng thấp dần (giảm 17%), sang tháng 10 giảm 3% so với cùng kỳ đạt gần 175 triệu USD. Trong vài tháng gần đây, giá xuất

37

khẩu cá tra có xu hướng tăng lên. Tính đến hết tháng 10/2020, cá tra xuất khẩu đạt giá trị trên 1,2 tỷ đô, mức này vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là gần 26%.

Hải sản: XK hải sản không chịu nhiều biến động từ Covid khi giá trị xuất khẩu vẫn đạt gần 330 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ, trong đó các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, NTHMV vẫn tăng đều lần lượt là 15%, 24% và 10%; chỉ có cá ngừ là giảm 5,4%. Tính đến cuối tháng 10/2020, tổng xuất khẩu hải sản đạt giá trị 2,62 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 1,8%.

Tôm và cá tra được xem là hai sản phẩm chủ lực tạo ra giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Cụ thể, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tiếp cận hơn 100 thị trường tiêu dùng trên toàn cầu vào năm 2019. Trong đó, EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc là 4 thị trường tiêu thụ chính, chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước ta. Sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường chính là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU và ASEAN (tập chung chủ yếu ở 3 quốc gia Thái Lan, Malaysia, Philipin). Bảng số liệu giá trị sản phẩm thủy sản chính xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 được VASEP thống kê dưới đây:

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đô cơ cấu giá trị các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam:

38

Biểu đồ 2.4 Giá trị XK các sản phẩm thủy sản chính của Việt Nam 2020 (triệu usd)

Theo phân tích của VASEP, xuất khẩu thủy sản nước ta đang dần thích nghi trong bối cảnh dịch Covid-19. Việt Nam đã biết tận dụng cơ hội về dự báo nhu cầu tăng lên ở thủy sản chế biến sẵn để xuất khẩu, bên cạnh đó tôm chân trắng đông lạnh, cá khô, mực khô, cá hộp... cũng là phân khúc sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, sau khi hiệp định EVFTA được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 cũng đã mang lại hiệu quả tích cực đến xuất khẩu thủy sản. Điều đó được chứng minh qua các báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cụ thể:

Những tháng trước đó, xuất khẩu tôm sang EU liên tục giảm, thì trong quý III năm 2020 đã bắt đầu tăng trưởng tốt. Tháng 9 năm 2020, xuất khẩu sản phẩm tôm Việt Nam sang thị trường các nước liên minh châu Âu đạt 57,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực thì thủy sản được xem là một trong những ngành hàng hưởng lợi nhiều nhất, chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng khả quan. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w