Thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 68)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH

2.3. Thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt

THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam, hàng thủy sản xuất khẩu luôn được xem là ngành xuất khẩu thủy sản mũi nhọn. Tuy nhiên, những rào cản về thị trường xuất khẩu đang ngày

một gia tăng. Thủy sản Việt Nam bị phạt “thẻ vàng” của EU khi không có nguồn gốc đánh bắt, nuôi trồng; thị trường Úc cấm nhập khẩu tôm chưa nấu chín, thị trường Mỹ đưa ra thuế chống bán phá giá ca tra quá cao... Cụ thể về trường hợp Việt Nam bị phạt “thẻ vàng” của EU là vào tháng 10 năm 2017, các sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam khi xuất sang thị trường EU đều phải chịu kiểm tra 100% vì chưa tuân thủ theo các quy định về chống khai thác IUU của Ủy ban châu Âu (EC). Điều này đã dẫn đến trị giá XK giảm, làm giảm uy tín của ngành thủy sản Việt Nam trên các thị trường quốc gia khác... Vì vậy, để đảm bảo tính bền vững trong khai thác và nuôi trồng, ngành thủy sản Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong hoạt động xây dựng quy trình chuỗi cung ứng xanh.

Với mỗi ngành khác nhau thì quy trình hoạt động cũng khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là tạo ra thành phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Đối với chuỗi hoạt động trong ngành thủy sản cũng không ngoại lệ, nếu muốn đạt được lợi nhuận cao thì cũng phải có quy trình sản xuất đạt hiệu quả. Các DN đang hướng tới xây dựng một chuỗi cung ứng khép kín, các nguồn nguyên vật liệu có thể tự chủ được thì nguồn lợi đem về là rất cao. Trong quy trình chuỗi cung ứng đấy, các hộ khai thác và nuôi trồng, các tổ chức chế biến và xuất khẩu liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, còn có các tổ chức trung gian như các công ty logistics, forwarder trong dịch vụ thương mại vận tải thực hiện đưa thủy sản của các hộ nuôi trồng sản xuất đến với doanh nghiệp và các thị trường nước ngoài. Bên trung gian này ở một số trường hợp còn có thể hỗ trợ tín dụng, cung cấp con giống, thuốc thủy sản hay thức ăn nuôi trồng cho các hộ nuôi. Qua đó, ta có thể mô tả tóm tắt chuỗi cung ứng cơ bản của ngành nuôi trồng thủy sản thông qua sơ đồ dưới đây:

44

Hình 2.2 Chuỗi cung ứng cơ bản ngành nuôi trồng thủy sản

Nguồn: theo VASEP

Thứ nhất, các yếu tố đầu vào:

Con giống là yếu tố đầu vào quan trọng, nó được xem là thành công hoặc thất bại trong quá trình nuôi trồng và thành phẩm đạt được chất lượng như thế nào khi đưa ra thị trường các nước. Con giống có chất lượng như thế nào phụ thuộc rất lớn vào nguồn con giống được giao dịch trên thị trường. Các chuyên ra về thủy sản nhận định rằng hiện nay việc kiểm tra chất lượng con giống mới chỉ dừng lại ở mức cơ bản như phát hiện các mầm bệnh hay gặp và không xác định được con giống đó có thực sự đạt chất lượng hay không. Phần lớn các hộ nuôi trồng thủy sản sẽ dựa trên kinh nghiệm nuôi nhiều năm để tự mua các đàn giống tiếp theo, chỉ có một số ít là mua tại trung tâm giống thủy sản nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ chuyên ngành. Các hộ nuôi nhập con giống không phải từ trung tâm giống thủy sản của tỉnh mình làm cho các cơ quan quản lý khó kiểm soát, giám sát được về chất lượng con giống, tạo cơ hội cho những con giống có xuất xứ không rõ ràng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Do thiếu nguồn giống bố mẹ chất lượng cao và kỹ thuật ươm giống còn lạc hậu nên việc nhập khẩu con giống là khá phổ biến, tuy nhiên có tới 70% con giống chưa rõ xuất xứ. Hàng năm có tới 10% diện tích nuôi trồng chứa những con giống bị bệnh và kém chất lượng.

Vấn đề về con giống không chỉ hộ nuôi trồng mà Nhà nước cũng rất quan tâm khi ban hành các văn bản quy định về kiểm dịch chất lượng con giống trong sản xuất và kinh doanh. Nhưng bất cập ở chỗ nhu cầu về giống thủy sản tại các hộ nuôi trồng thì cao mà nhà cung cấp con giống có chất lượng đạt chuẩn thì còn quá ít. Hầu hết các loài nuôi trồng đều nhập giống từ nước ngoài hoặc khai thác giống từ tự nhiên, ở một số loài đã thực hiện giống nhân tạo thành công. Tuy nhiên, Việt Nam là nước mà công nghệ còn lạc hậu, chưa phát triển vững chắc nên sản phẩm giống vẫn còn thiếu sự ổn định ở cả số lượng và chất lượng trong giao thương.

Nguồn thức ăn nuôi thủy sản: nguồn thức ăn đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của vật nuôi, nên phải có sự hiểu biết nhất định về nguồn thức ăn để có thể lựa chọn đúng loại phù hợp với những vật nuôi khác nhau. Hiện nay có các nguồn thức ăn khác nhau như thức ăn công nghiệp, thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống và thức ăn tự chế. Hiện tại thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản được dùng nhiều nhất vì sự tiện lợi và thành phần dinh dưỡng cao tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển nhanh chóng. Khi sử dụng thức ăn nhân tạo, mức độ hao hụt cao do có sự tan dã trong nước, sự hao hụt này không được vật nuôi ăn nên sẽ bị tan rã, sinh ra nhiều loại chất độc như Hyđro sunfua, Acmoniac làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Người nuôi cần phải có sự linh động thức ăn theo loài, điều kiện môi trường và các giai đoạn phát triển sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, thức ăn tự nhiên cũng luôn tồn tại trong môi trường nước, nó giúp hộ nuôi trồng có thể tiết kiệm được chi phí.

Thức ăn nuôi trồng thuỷ sản là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và GTGT của doanh nghiệp nuôi trồng, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thuỷ sản xuất khẩu. Để kiểm soát thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản nhà nước đã ban hành nhiều thông tư, các quy chuẩn quốc gia quy định các chỉ tiêu an toàn và mức độ giới hạn tối đa cho phép trong một số nguyên liệu thức ăn nuôi trồng và các điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, nhằm kiểm soát chất lượng thức ăn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng thức ăn nuôi trồng thuỷ sản hiện nay còn rất nhiều bất cập, chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các hộ nuôi trồng đều sử dụng thức ăn công nghiệp do các công ty nước ngoài cung cấp thì đạt năng suất, nhưng giá thành rất cao làm tăng chi phí nuôi trồng dẫn đến người nuôi trồng không có lãi thậm chí lỗ nặng. Do đó, một số hộ nuôi trồng đã tiết kiệm chi phí bằng cách mua thức ăn của

46

các cơ sở sản xuất thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thức ăn không đảm bảo, điều này đã dẫn đến chất lượng cá nguyên liệu không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu, làm giảm GTGT cho doanh nghiệp một cách đáng kể. Do vậy nhà nước cần có chế tài, biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thức ăn đạt chất lượng, giá cả phù hợp nhằm gia tăng GTGT cho doanh nghiệp nuôi trồng cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.

Thuốc thủy sản: Về lĩnh vực kiểm soát thuốc và hoá chất nhà nước đã ban hành nhiều quyết định và danh mục thuốc thú y thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam, ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam bị cảnh báo do tồn tại dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản vẫn tiếp tục diễn ra do công tác quản lý việc sử dụng các chất kháng sinh, hoá chất của Việt Nam hiện tại đã được cải thiện song vẫn bọc lộ nhiều yếu kém. Hầu hết các hộ nuôi trồng cũng như các đại lý thu gom cá da trơn chưa được hướng dẫn về sử dụng kháng sinh và hoá chất, các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành. Các loại thuốc, hoá chất, thuốc kháng sinh được bán tràn lan trên thị trường, các hộ nuôi trồng sử dụng thuốc một cách tự phát không theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hàng năm, các cơ quan chức năng đều thực hiện các cuộc điều tra khảo sát về dư lượng các chất kháng sinh và các chất thải có liên quan đến môi trường của các vùng nuôi trồng, nhưng kết quả cho thấy hiện tượng sử dụng kháng sinh và việc trong nước có hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra. Điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng lớn đến nâng cao GTGT các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản.

Thứ hai, khai thác, nuôi trồng: Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tập quán nuôi trồng tự nhiên, làm theo thói quen, chú trọng tính thuận tiện vẫn còn ăn sâu vào nhận thức của các hộ. Mặc dù đã chuyển sang nuôi thâm canh, sản phẩm đầu ra cần phải đáp ứng nhiều điều kiện kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường của thị trường tiêu thụ và không làm ảnh hưởng đến vùng nước, các hộ nuôi trồng lân cận. Tuy nhiên, các hộ cho rằng sự tuân thủ các

quy định về vệ sinh nguồn nước, ao nuôi và bảo vệ môi trường đang là khó khăn đối với quá trình nuôi. Việc không thực hiện các yêu cầu về vệ sinh, môi trường, là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của nghề nuôi thủy sản và có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả xuất khẩu khi các thị trường xuất khẩu như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đang ngày càng đặt ra các tiêu chí nghiêm khắc hơn về vấn đề này. Tính không đồng nhất trong tuân thủ cũng là một trở ngại đối với các hộ nuôi có ý thức và thực hiện nghiêm túc, bởi vì cùng với việc tuân thủ là chi phí nuôi trồng vượt trội so với các hộ không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ trong khi lợi nhuận thu được từ nuôi thủy sản khá bấp bênh. Việc nuôi trồng hiện nay chỉ ở giai đoạn phôi thai, nuôi gần bờ là chính, hình thức rất sơ sài, đơn giản; công tác nghiên cứu sản xuất con giống cũng chưa theo quy trình công nghệ cao; đa số các cơ sở nuôi trồng còn lại vẫn dùng thức ăn tươi, tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, chế biến, đóng gói: Hiện nay, chế biến thủy sản nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư, đưa ngành này trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, tập trung đầu tư phát triển, đi đầu trong tiến trình thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những yếu kém so với cơ hội, tiềm năng mà ngành thủy sản Việt Nam đem lại như: chưa chú trọng vào phát triển bền vững thủy sản (khai thác, đánh bắt quá mức, đầu vào về con giống chưa đảm bảo chất lượng, dư lượng thuốc thủy sản cao....); mặc dù nằm trong top 3 nhà cũng cấp thủy sản lớn nhất thế giới nhưng mức độ cạnh tranh sản phẩm hàng hóa thủy sản chưa cao, các DN sản xuất quy mô chưa lớn. Phần lớn nguyên nhân được xác định là do thiếu sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi trồng chưa gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chế biến, xuất khẩu, hơn nữa chuỗi giá trị thủy sản trong nước và chuỗi giá trị thủy sản quốc tế vẫn còn thiếu sự kết nối.

Trên cả nước hiện có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác; có 3000 cơ sở chế biến quy mô nhỏ tại các làng nghề truyền thống phơi khô, làm mắm, đông lạnh, phile, đồ hộp,... Các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 thị trường trên thế giới với đầy đủ các chủng loại sản phẩm hết sức phong phú như: thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, đồ hộp, trong đó nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị cao đáp ứng được những thị trường khó tính nhất trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,... Hoạt động sản xuất trên

48

biển có những chuyển biến tích cực, liên kết chuỗi sản xuất trên biển đã mang lại hiệu quả cao trong những năm qua. Điều này giúp ngư dân yên tâm bám biển, giảm chi phí cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động trên biển. Thời gian qua, ngư dân đánh bắt cá trên biển cũng chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thủy sản được bảo quản ngay lập tức trên tàu khi vừa kéo lên để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, hoạt động bảo quản trên tàu bằng thiết bị hiện đại này vẫn chưa được áp dụng nhiều, các ngư dân chủ yếu vẫn làm theo phương thức truyền thống là ướp lạnh bằng đá hoặc muối biển và họ còn phơi khô. Các tàu đánh bắt cá xa bờ hiện nay ở các địa phương đã làm hầm dưới khoang tàu để bảo quản sản phẩm được lâu bằng PU (Polyurethane) - một loại chất chịu được áp lực tốt hơn hẳn so với những loại cao su thông thường, không bị oxy hóa giúp các sản phẩm được đánh bắt không bị hao hụt chất lượng; đá lạnh giữ trong đó cũng lâu bị tan chảy giúp thời gian trên biển của các tàu thuyền được lâu hơn từ 4-6 ngày.

Thứ tư, xuất khẩu: Cá tra và tôm sú, tôm chân trắng là các sản phẩm nuôi trồng xuất khẩu chính của nước ta, nhờ đó mà các doanh nghiệp thủy sản của nước ta nâng cao được giá trị gia tăng trong hoạt động XK. Thành công đạt được chứng minh qua kết quả XK ra các thị trường quốc tế tăng nhanh cả về giá trị và sản lượng. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường, trong đó, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN là 6 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu, tạo ra một sự cách biệt ngạc nhiên so với các năm trước. Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ tiềm năng nhất khi đạt 1,6 tỷ USD, tăng 14,5%; sau đó là EU với 1,47 tỷ USD và Nhật Bản vẫn giữ vị trí thứ 3 với 1,38 tỷ USD...

Thứ năm, tiêu thụ: Hơn 160 thị trường trên thế giới đang tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của nước ta, điều đó khẳng định được rằng chúng ta đang ngày càng mở rông được thị trường tiêu thụ và tại những thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu là những thị trường mà mang lại trị giá xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam. Từ mấy năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trường nhập khẩu cao của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường hay có sự thay đổi về cung cầu, nên doanh nghiệp khó cập nhật được đầy đủ thông tin, dễ gặp thiệt hại. Hơn nữa, chúng ta xuất sang thị trường này chủ yếu là nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên lợi nhuận thu về thấp. Trên thị trường quốc tế sản phẩm thủy sản của

Việt Nam chưa tạo được thương hiệu của riêng mình, đặc biệt trong phân khúc khách hàng mua dùng lẻ. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu, sau đó được gắn nhãn mác, thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do vậy doanh nghiệp thu về giá trị sản phẩm không cao. Vẫn còn tồn tại nhiều các mô hình sản xuất và tiêu

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w