CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
3.2. Đánh giá tiềm năng khi áp dụng xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản
ỨNG THỦY SẢN
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, tạo ra giá trị thặng dư lớn trong sự phát triển ngày một đi lên của đất nước. Vì vậy trong quá trình phát triển ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, Đảng và Nhà nước, các bộ ngành, liên ngành đặc biệt chú ý quan tâm. Hiện nay, thủy sản Việt Nam được nhiều nước biết đến, luôn nằm trong top 10 nước có lượng XK thủy sản lớn nhất thế giới. Với những điều kiện tự nhiên sẵn có cùng với nguồn lực tiềm tàng từ đa dạng sinh học thủy sản chưa khai thác hết sẽ tạo cơ hội hơn nữa để ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản phát triển hơn nữa. Xuất khẩu thủy sản dịch chuyển theo hướng tăng xuất khẩu thành phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thủy sản để tăng giá trị xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu khan hiếm.
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang mở rộng từ nước ngoài như Indonexia, Châu Phi,... do nhiều nước đang có ý muốn hợp tác khai thác và sẵn sàng mở ngư trường cho ngư dân Việt Nam sang khai thác, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản nguyên liệu. Mặt khác, sự dịch chuyển nguồn nguyên liệu từ các nước
sang Việt Nam do giá gia công thủy sản ở Việt Nam rẻ hơn các nước khác và trình độ cơ sở vật chất đáp ứng được với yêu cầu thế giới.
Chính phủ có nhiều động thái và biện pháp hỗ trợ đối với nông, ngư dân nhằm giảm tổn thất sau khi tiến hành thu hoạch, hỗ trợ nhiên liệu cho người nuôi trồng, giành những quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng nào tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, mở rộng thị trường khai thác... là tiền đề cho xuất khẩu thủy sản lâu dài.
Tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, các quốc gia trong liên minh Châu Âu... nhu cầu nhập khẩu vẫn sẽ tăng trưởng cao, đồng thời việc thông thương thị trường Nga, Đông Âu cũng mở ra tiềm năng rất lớn.
Các sản phẩm thủy sản cung cấp bởi Trung Quốc đang dần mất đi uy tín đối với người tiêu dùng trên thị trường quốc tế do vấn đề vệ sinh ATTP sẽ là cơ hội tốt cho XK thủy sản Việt Nam phát triển.
Công nghệ và kỹ thuật ngày càng phát triển hiện đại, trong đó phải kể đến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ sinh học - đã, đang và sẽ tạo ra những xu hướng mới cho quá trình thử nghiệm nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Nhìn chung, thủy sản của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh ATTP của thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đã phát triển ngành thủy sản lâu năm nên có kinh nghiệm, đặc biệt còn có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản phát triển
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đã bắt đầu có hiệu lực, thủy sản được xem là mặt hàng tiềm năng nhất. Hiện có gần 500 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đủ điều kiện được cấp phép xuất khẩu vào thị trường này, chỉ đứng sau Trung Quốc. Do đó, khi mà ngành thủy sản được xanh hóa, đáp ứng được chất lượng sản phẩm và các yêu cầu khắt khe của thị trường này thì hiệu quả kinh tế mang lại là không hề nh .
56