Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển ngành thủy sản tại Việt

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH

3.3. Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển ngành thủy sản tại Việt

TẠI VIỆT NAM

Quản lý hiệu quả nuôi trồng thủy sản, một trong những ngành sản xuất lương thực phát triển nhanh nhất trên thế giới, là điều cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục và đạt được tiềm năng của nó. Điều này liên quan đến việc hướng tới việc sử dụng tối ưu các đầu vào khan hiếm, để đạt được sản lượng lớn nhất của các sản phẩm thủy sản.

Nhiều nguồn tài nguyên được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như nước, đất, con giống, tôm bố mẹ và nguyên liệu thức ăn thường bị thiếu hụt. Điều này là như vậy bởi vì những nguồn lực này - hoặc các yếu tố sản xuất - cũng thường được sử dụng trong nông nghiệp, một hoạt động mà nuôi trồng thủy sản thường được tích hợp, đặc biệt là ở châu Á. Vì vậy, quản lý tài nguyên rõ ràng là cần thiết. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của ngành phải đảm bảo tính bền vững lâu dài, nghĩa là tránh các tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, thông tin về các tác động môi trường dự kiến hoặc tiềm ẩn của nuôi trồng thủy sản thường không đầy đủ. Việc sử dụng các phương pháp quản lý đã chọn và áp dụng phương pháp phòng ngừa của cả ban quản lý trang trại và các tổ chức quản lý có thể giúp tránh đưa ra các quyết định dựa trên kiến thức chưa đầy đủ.

Một khía cạnh quan trọng trong bối cảnh này là sự cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát quản lý sức khỏ e cá hiệu quả, vì dịch bệnh đã trở thành một hạn chế chính đối với sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản. Các phương thức nuôi thâm canh, với việc sử dụng thức ăn được kiểm soát kém và sản xuất chất thải, đã ảnh hưởng xấu đến môi trường địa phương. Điều này chứng minh rằng cần phải thực hiện việc nuôi trồng tốt hơn để bảo vệ chất lượng nước, điều cần thiết cho sức kh e và sản lượng tối ưu trong nuôi trồng thủy sản.

Qua phân tích về thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay, nhận thấy xanh hóa môi trường, xanh hóa thủy sản là cần thiết nên em đưa ra một số đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp dưới đây:

về con giống: Giống được xem như là một yếu tố đầu vào quan trọng làm cho chất lượng sản phẩm tốt hơn và làm tăng GTGT của sản phẩm thủy sản XK; đồng thời xúc tiến thương mại, cải thiện giá trị gia tăng cho các DN trong chuỗi cung ứng XK,

vậy nên cần có sự kết nối tập trung giữa các DN giống với Trung tâm Giống Quốc gia và các vùng sản xuất giống thủy sản trở thành các khu áp dụng thành tựu công nghệ mới nhất để lưu trữ nguồn gen, cải thiện gen di truyền, tìm hiểu để phát triển những con giống thủy sản cho hiệu quả và chất lượng cao, sau đó cung cấp những con giống đạt yêu cầu đến tay các hộ nuôi trồng, làm tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo phát triển ngành thủy sản phát triển theo hướng xanh, bền vững. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng cần tập trung nghiên cứu phát triển để có thể làm chủ công nghệ sản xuất giống thủy sản, tạo sự đa dạng trong các loài nuôi, kiểm soát được chất lượng con giống, nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Kỹ thuật nuôi trồng: Hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản dựa theo các kinh nghiệm từ cha ông truyền lại là chính, chưa có sự đầu tư về công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng mới, điều này gây ra sự không đồng đều về chất lượng của các sản phẩm thủy sản. Các quy định về đặc tính kỹ thuật và quy định về mức giới hạn kỹ thuật cho tiêu chuẩn, hoạt động nuôi trồng diễn ra chậm và thực hiện không có sự thống nhất, dẫn đến việc truy tìm xuất xứ, nguồn gốc vướng phải không ít trở ngại. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và nuôi trồng thủy sản nên cải thiện chất lượng sản phẩm của mình bằng cách mở rộng quy mô kinh doanh canh tác lớn hơn, đầu tư thiết bị mới để giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng; kết nối giữa các bên cung ứng bên sản xuất, thị trường.

Đối với ngành chế biến thủy sản: mức độ sẵn có và thuộc tính của nguyên liệu thủy sản có ảnh hưởng rất quan trọng đến tính hiệu quả trong sản xuất và chất lượng của sản phẩm thủy sản chế biến. Thực tế thời gian qua cho thấy việc cung cấp nguyên liệu thủy sản của Việt Nam vẫn còn nhiều mối quan tâm cần được khắc phục như việc cung cấp nguyên vật liệu vẫn còn chưa ổn định, và vấn đề về chất lượng nguyên liệu trong chế biến thủy sản xuất khẩu cũng hay thất thường. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần chủ động đầu tư trực tiếp vào các vùng nuôi trồng nguyên liệu của doanh nghiệp. Giải pháp này sẽ giúp cho bản thân doanh nghiệp chế biến chủ động hơn trong việc cung cấp một nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nâng cao GTGT của doanh nghiệp, đồng thời quản lý được việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm xuất khẩu.

58

Hệ thống vận hành chuỗi thủy sản: Ở tất cả các bước trong quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ, doanh nghiệp cần đảm bảo vận hành hệ thống quản lý một cách trơn tru. Trước khi thực hiện nuôi trồng, cần kiểm tra xem vùng đó có đạt tiêu chuẩn môi trường nuôi không, con giống có đủ điều kiện phát triển tốt, thức ăn cho thủy sản có đảm bảo chất lượng, các chất được điều chế từ tự nhiên (rong rêu, tảo biển...), sản phẩm xử lý môi trường thủy sản.. bước một tiến hành truy xuất nguồn gốc, đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng thủy sản, ngày càng nâng cao vị thế thương mại ngành thủy sản Việt Nam trên các thị trường toàn cầu.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Từ 2016-2018, đã có đến hơn 333 kiện hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước châu Âu bị cảnh báo mất ATTP, không đảm bảo được đúng tiêu chuẩn yêu cầu và bị trả về. Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc là thành phần bên trong các sản phẩm ở những lô hàng này chứa các chất gây độc hại quá mức quy định hoặc các chất cấm dùng trong thực phẩm. Do vậy việc biết rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như quy trình để tạo ra các sản phẩm thủy sản luôn là vấn đề được chú trọng và triển khai từ sớm. Điều này đòi hỏi các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và cung cấp các loại thủy sản phải vô cùng kỹ lưỡng ở bước đầu xây dựng môi trường nuôi, hệ thống nguồn nước, chú ý về khí hậu đặc biệt là chế độ thực phẩm cho thủy sản. Việc truy xuất này sẽ giúp các cơ sở và DN nuôi trồng, sản xuất và phân phối thủy sản nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc thủy sản tốt hơn, cũng như việc chế biến phải tuân thủ theo các quy định về an toàn thực phẩm của toàn cầu. Để tránh việc thủy sản bị nhiễm độc làm cho sức khỏ e của người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Phổ biến nhất là trong vấn đề xuất khẩu hiện nay, trước khi sản phẩm được đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ và đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài rất được quan tâm bởi phải tuân thủ các quy định về ATTP của các tổ chức thế giới. Do vậy để giúp người tiêu dùng có thể biết được chính xác các thông tin cần thiết, để chắc chắn rằng đây là hàng thật và đảm bảo các quy định cần thiết. Một số sản phẩm thủy sản hiện nay đã được các DN, cơ sở sản xuất thực hiện áp những mà QR trên các con tem truy xuất nguồn gốc, sau đó gắn vào bao bì sản phẩm hoặc cũng có thể gắn trực tiếp lên sản phẩm đó. Việc làm này giúp nhà sản xuất có thể quản lý hàng hóa dễ dàng hơn, đồng thời các tổ chức, DN NK thủy sản từ Việt Nam và người mua hàng chỉ cần quét mã vạch để nhận dạng trên máy tính. Từ đó mọi người đều có thể biết thông tin chi tiết,

chính xác của sản phẩm trong suốt quá trình hình thành đến khi được lưu hành trên thị trường.

Đầu tư tổn thất sau thu hoạch: Doanh nghiệp cần có biện pháp tăng cường đầu tư tổn thất sau thu hoạch để tránh lãng phí các khoản phí và giá thành sản phẩm có thể được hạ thấp xuống. Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã quan tâm và đưa ra nhiều hướng giải quyết trong quá trình kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản sau khi tiến hành thu hoạch nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa thật sự cân xứng với những gì mà ngành thủy sản mang lại, các điểm mạnh về sự sẵn có, và chưa có hiệu quả trong khai thác và sử dùng nguồn lực.

Xây dựng chuỗi cung ứng lạnh: Trong chuỗi cung ứng thủy sản, kho lạnh xử lý là một trong những nhân tố không thể thiếu. Yêu cầu nhiệt độ trong kho lạnh là có độ chuẩn xác cao, vì vậy nó có đặc biệt quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc quản lý và vận hành kho lạnh góp phần rất quan trọng trong chất lượng của sản phẩm thủy sản, nó quyết định xem các sản phẩm đó được bảo quản tốt hay không. Đặc biệt là trong những khu vực sản xuất thủy sản để xuất khẩu, việc bảo quản và chất lượng sản phẩm được yêu cầu rất cao. Vì vậy các DN nên xây dựng một chuỗi cung ứng khép kín theo mô hình lạnh, tuy nhiên chi phí để có thể xây dựng một chuỗi lạnh cao gấp 4 - 5 lần chuỗi cung ứng thông thường, do đó tác giả đề xuất xây dựng một kho lạnh trung tâm như mô hình dưới đây:

Hình 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng lạnh trong thủy sản

60

Các DN nên xây dựng trung tâm cung cấp nguyên liệu hội tụ theo hình thức kinh doanh sản xuất các sản phẩm thủy sản lớn, đảm bảo phát triển tương đồng cả về 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường.

Doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - xuất khẩu, gắn kết doanh nghiệp chế biến với vùng cung cấp sản phẩm thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp cần hỗ trợ người nuôi trồng tiếp cận và áp dụng thiết bị công nghệ mới, tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w