CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
3.1. Định hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản Việt
NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Ngành thủy sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc cung ứng thực phẩm thức ăn cho người tiêu dùng cả nước, đồng thời là vũ khí lợi hại trong việc cân bằng hoạt động thương mại XNK. Do vậy mà Chính phủ VN rất trú trọng trong việc giữ cho ngành thủy sản phát triển lâu dài bền vững, đặc biệt là XK thủy sản. Với sự thay đổi về nhận thức của con người và xã hội hiện nay, VASEP xác định phương hướng phát triển ngành thủy sản trong những năm tới theo chủ đề phát triển bền vững. Các DN thủy sản không chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh tài chính, lợi nhuận mà còn hướng đến các giá trị bền vững lâu dài như sử dụng năng lượng sạch và phù hợp với môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và đổi mới, hòa nhập và đảm bảo lợi ích cộng đồng, sản xuất và chế biến theo mô hình vững chắc, bảo vệ môi trường và khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, tăng cường quan hệ bền vững với các đối tác toàn cầu... để chung tay xây dựng một ngành thủy sản phát triển bền vững dài lâu.
Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định 339/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với mục tiêu “đến năm 2030 phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”. Tầm nhìn đến năm 2045 “Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu
54
nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.”
Hiện nay, vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay của ngành thủy sản VN là chuyển từ khai thác sang nuôi trên biển, cụ thể là giảm đội tàu công suất nhỏ , tăng đội tàu công suất lớn, tăng trưởng thủy sản phải đi liền với QPAN, đảm bảo phát triển bền vững gắn với hậu cần, thay vì khai thác quá mức ở trên biển thì nên áp dụng công nghệ cao để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản không chỉ ở sông, ao hồ mà còn ở trên biển; cùng với đó quy hoạch nuôi trồng phải được giám sát chặt chẽ để thay đổi chuỗi giá trị. Để có thể đạt được điều đó cần hướng tới xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng lạnh và áp dụng truy xuất nguồn gốc, nó khiến cho việc rà soát cũng như quản lý nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm thủy sản tiến hành trơn tru hơn; đảm bảo được chất lượng sản phẩm từ lúc khai thác nuôi trồng đến lúc tiêu thụ; bên cạnh đó, việc khai thác thủy hải sản xa bờ cũng được quản lý tốt và nuôi trồng thủy sản cũng được quản lý hiểu quả.