Chiết xuất diệp lục (Liquid chlorophyll- synerry):
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ. Tập đoàn Synergy - Nature's Sunshine là nhà nhập khẩu cỏ Linh Lăng lớn nhất toàn cầu. Tập đoàn sử dụng cỏ Linh Lăng để chiết xuất ra chất diệp lục. Sản phẩm của tập đoàn chứa 8 loại Enzym cơ bản ở dạng tự nhiên, các vi lượng và khoáng chất, hoàn toàn không có hoá chất, chất bảo quản và độc tố gây hại cho cơ thể người.
* Trong nước
Việc sử dụng Chlorophyll từ lá cây làm màu trong thực phẩm đã được ứng dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Chlorophyll trong nước cũng chỉ trong thời gian gần đây và chủ yếu áp dụng cho việc đánh giá năng suất sinh học sơ cấp ở vùng sinh thái biển ven bờ; xác định mức độ ô nhiễm môi trường nước [61], hay để xác định mức độ sinh trưởng của cây; hay sự thay đổi hàm lượng Chlorophyll, carotennoid và xác định alen kháng mặn ở một số giống lúa trong điều kiện mặn, v.v.... Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng đã sử dụng những công nghệ mới để chiết tách Chlorophyll từ một số loại cây dược liệu hay cây trồng như dứa, nha đam, rau Dền xanh, rau Ngót [62] và một số loài rong từ biển [63]. Năm 2011, Đặng Xuân Cường đã nghiên cứu chiết xuất và xác định hoạt tính sinh học của dịch chiết giàu Chlorophyll từ một số loài rong nâu [64]. Bột diệp lục (bột chlorophyll), trà hòa tan và nước uống
từ cây ngô đã được nghiên cứu và công bố bởi nhóm nghiên cứu của Đặng Xuân Cường từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, viên hoàn polyphenol, chlorophyll là chưa có công bố nào cũng như chưa có sản phẩm tương tự trên thị trường Việt Nam.
1.4. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1.4.1. Khái niệm
Hiện nay thuật ngữ “thực phẩm chức năng” được sử dụng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết thực phẩm chức năng là gì, vì khái niệm này vẫn chưa được chuẩn hóa quốc tế. Ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức lại định nghĩa theo cách hiểu riêng. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về thực phẩm chức năng.
Thực phẩm nào cũng có hương vị và giá trị dinh dưỡng. Chúng có thể chứa các khoáng chất mang đến lợi ích sinh lý cho cơ thể con người như: protein, carbohydrate, vitamin,.… Thập niên 1980 của thế kỷ 20, chính phủ Nhật Bản đã ban hành quy định và hệ thống quản lý các loại thực phẩm có lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe con người. Họ gọi những thực phẩm này là Thực phẩm tốt cho sức khỏe được chỉ định (Food for Specified Health Uses). Thuật ngữ thực phẩm chức năng lần đầu tiên ra đời.
Định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản:
Food for Specified Health Uses (FOSHU) refers to foods containing ingredient with functions for health and officially approved to claim its physiological effects on the human body. (Tạm dịch: Thực phẩm tốt cho sức khỏe được chỉ định (FOSHU) là các loại thực phẩm có chứa thành phần tốt cho sức khỏe và chính thức được thừa nhận là có tác động sinh lý trên cơ thể con người.). Thực phẩm chức năng FOSHU sẽ được chứng nhận bởi một con
dấu đặc biệt. Tính đến đầu năm 2018, có hơn 700 sản phẩm thực phẩm đã được cấp tình trạng FOSHU tại Nhật Bản.
Định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Canada:
Functional foods are foods enhanced with bioactive ingredients and which have demonstrated health benefits, such as probiotic yogurt, or breads
and pasta with added pea fibre. (Tạm dịch: Thực phẩm chức năng là thực phẩm tăng cường các chất có hoạt tính sinh học có tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như sữa chua men probiotic, hoặc bánh mì và mì ống với đậu Hà Lan.)
Mỹ không có định nghĩa về thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, một số tổ chức đã đề xuất định nghĩa cho loại thực phẩm này.
Năm 1994, Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Học viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã định nghĩa thực phẩm chức năng là “bất kỳ thực phẩm đã chế
biến hoặc thành phần của thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe vượt quá các chất dinh dưỡng truyền thống mà chúng chứa”.
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (năm 1999) định nghĩa là “loại thực
phẩm hay bất kỳ thành phần nào của thực phẩm mà ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống còn có thể cung cấp các lợi ích sức khỏe”.
Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ định nghĩa TPCN là “những thực phẩm
mà nồng độ các thành phần cấu thành đã được tập trung biến đổi cho ra những lợi ích có từ bản chất tự nhiên của thực phẩm”.
Hội đồng khoa học và sức khỏe Hoa Kỳ cho rằng “thực phẩm chức năng
là thực phẩm mà chúng có thể mang lại một lợi ích sức khỏe do có sự hiện diện của một thành phần có tác động tích cực về mặt sinh lý học”.
Viện Khoa học & đời sống Quốc tế định nghĩa là “các loại thực phẩm
có thành phần hoạt tính sinh lý, mang lại lợi ích cho sức khỏe ngoài dinh dưỡng cơ bản”.
Định nghĩa của Liên minh Châu Âu (EU)
Ủy ban hành động về TPCN Châu Âu (FUFOSE) đã đề xuất khái niệm về thực phẩm chức năng như sau: “Một thực phẩm có ảnh hưởng tốt đến một
hoặc nhiều chức năng trong cơ thể vượt qua giá trị dinh dưỡng cơ bản giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nó không phải là một viên thuốc, viên nang hoặc bất kỳ hình thức bổ sung chế độ ăn uống nào”.
Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam định nghĩa:
Thực phẩm chức năng (Functional Food) là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.
Như vậy, có thể hiểu TPCN đúng như tên gọi của chúng: là một dạng thực phẩm, thức ăn bổ sung, có tác dụng bồi bổ, bù đắp các chất mà trong cơ thể chúng ta bị thiếu, hỗ trợ cải thiện một hoặc nhiều chức năng chức năng để cơ thể khỏe mạnh hơn.
1.4.2. Phân loại
Theo quy định của Luật Việt Nam, TPCN chia làm 03 loại chính như sau:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: là những sản phẩm thực phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thực phẩm dinh dưỡng y học, còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food): là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác.
Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX), thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất (nếu có).
1.4.3. Nhu cầu về thực phẩm chức năng hiện nay
Con người ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Để có sức khỏe tốt, giảm nguy cơ bệnh tật chúng ta không những phải duy trì một lối sống lành mạnh mà chế độ ăn uống cũng đặc biệt quan trọng. Do đó xu hướng hiện nay, người dân thích dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ cho sức khỏe tốt hơn.
Bên cạnh đó, với tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, sử dụng thực phẩm chức năng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, … nên người đang khỏe mạnh bình thường vẫn có thể sử dụng. Trong khi “người có bệnh mới phải dùng thuốc”, mà không ai trong chúng ta muốn “có bệnh”.
Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã nghiên cứu và sản xuất ra rất nhiều loại thực phẩm chức năng [45]:
Phòng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ; Tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe; Hỗ trợ làm đẹp;
Hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh tật;
Hình 1.8. Sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ