Đồng đều khối lượng của viên hoàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.5.đồng đều khối lượng của viên hoàn

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA VIÊN HOÀN

3.2.5.đồng đều khối lượng của viên hoàn

Độ đồng đều về kích thước và phân bố đều các chất cấu trúc lên viên hoàn được đánh giá dựa trên độ đồng nhất khối lượng. Độ chính xác trong quá trình sản xuất viên hoàn được đánh giá dựa vào độ đồng nhất khối lượng viên hoàn [83].

Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn khác nhau khi sử dụng loại carbohydrate khác nhau và ở các hàm lượng khác nhau. Biên độ dao động của độ đồng nhất khối lượng viên hoàn giữa các lần đo trong cùng điều kiện về loại và hàm lượng carbohydrate luôn nhỏ hơn 12%, khi so sánh với trung bình giữa các lần đo. Tính toán độ đồng nhất khối lượng dựa trên khối lượng bình quân của viên hoàn được xắp xếp theo thứ tự giảm dần: 179,82, 141,20 và 125,92 mg tương ứng dextrin, đường mía và carboxylmethyl cellulose. Hàm lượng carbohydrate và loại carbohydrate ảnh hưởng lên độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn (p<0,05); đồng thời, sự tương tác giữa hàm lượng và loại carbohydrate cũng tác động lên độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn (p<0,05) (Hình 3.17 đến 3.20). Biên độ dao động khối lượng viên hoàn chứa các loại carbohydrate khác nhau là 0,33 –6,91, 0,29 –7,40, 0,14 –7,69, 0,1 – 8,39 và 0,46 –7,08, tương ứng với viên hoàn sử dụng 20, 25, 30, 35 và 40 % carbohydrate, điều này thể hiện khi so sánh với khối lượng trung bình của viên hoàn trong cùng điều kiện. Khi sử dụng cùng loại carbohydrate, biên độ dao động độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: dextrin, carboxylmethyl cellulose và đường mía, tương ứng lần lượt là 0,14 – 6,97, 0,29 – 7,69 và 0,33 – 9,07.

Kết quả thể hiện, độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng dextrin là cao nhất, thấp nhất là đường mía.

Hình 3.17. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ dextrin khác nhau

Hình 3.18. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ carboxymethyl cellulose khác nhau

Hình 3.19. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ đường mía khác nhau

Hình 3.20. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn hoàn chứa carbohydrate nồng độ khác nhau

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô (Trang 70 - 73)