Đặc tính trương nở

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.2.Đặc tính trương nở

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA VIÊN HOÀN

3.2.2.Đặc tính trương nở

Loại carbohydrate và hàm lượng carbohydrate tác động lên độ trương nở của viên hoàn (p<0,05), điều này được thể hiện khi phân tích ANOVA. Sự khác biệt này có thể phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc của carbohydrate, cụ thể: đường mía (C12H22O11) được cấu tạo bởi glucose và fructose với sự kết thúc chuỗi bằng "oside" và còn được biết đến với tên gọi α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β- D-fructofuranoside. Carboxymethyl cellulose là dẫn xuất của cellulose có các nhóm carboxymethyl (-CH2COOH) liên kết với một số nhóm hydroxyl của glucopyranose monomer. Dextrin là carbohydrate trọng lượng phân tử thấp - sản phẩm của quá trình thủy phân tinh bột hoặc glycogen với các đơn vị D- glucose và liên kết glycosidic α-(1 → 4) hoặc α-(1 → 6) [77,78,79]. Kết quả thực nghiệm chỉ rõ điều này, viên hoàn sử dụng carbohydrate mạch dài sẽ có độ trương nở tốt hơn so với viên hoàn sử dụng carbohydrate mạch ngắn.

Độ trương nở của viên hoàn thay đổi khi sử dụng các loại carbohydrate khác nhau, kết quả cho thấy độ trương nở của viên hoàn dao dộng từ 127,67 ±7,51 tới 290,00 ±8,16 %, khi so sánh với kích thước ban đầu của viên hoàn sử dụng cùng loại carbohydrate. Độ trương nở của viên hoàn tỷ lệ thuận với hàm lượng carbohydrate sử dụng. Viên hoàn có độ trương nở là 176,67 ±5,77, 290,00 ±8,16 và 180,00 ±10,00 % so với ban đầu, tương ứng với viên hoàn chứa dextrin, carboxymethyl cellulose và đường mía. Độ trương nở của viên hoàn được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: dextrin, đường mía và carboxymethyl cellulose (Hình 3.5 đến 3.8). Viên hoàn có độ trương nở bình quân là 154, 186 và 232 % so với viên hoàn ban đầu, tương ứng với dextrin, đường mía và carboxymethyl cellulose.

Như vậy, độ trương nở viên hoàn sử dụng dextrin ở hàm lượng 20 % là thấp nhất và độ trương nở cao nhất là viên hoàn sử dụng carboxymethyl cellulose ở hàm lượng 40 %.

Hình 3.5. Độ trương nở của viên hoàn chứa dextrin nồng độ khác nhau

Hình 3.6. Độ trương nở của viên hoàn chứa carboxymethyl cellulose nồng độ khác nhau

Hình 3.7. Độ trương nở của viên hoàn chứa đường mía nồng độ khác nhau

Hình 3.8. Độ trương nở bình quân của viên hoàn chứa carbohydrate khác nhau

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô (Trang 61 - 64)