Đặc tính cảm quan

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1.Đặc tính cảm quan

3.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA VIÊN HOÀN

3.2.1.Đặc tính cảm quan

Tổng điểm cảm quan của các viên hoàn sử dụng carbohydrate khác nhau bị ảnh hưởng vào đặc tính cấu trúc của carbohydrate sử dụng. Carbohydate mạch thẳng, dài, nhiều nhóm methoxyl tạo kết cấu viên hoàn kém hơn so với carbohydrate mạch ngắn. Tuy nhiên, carbohydrate mạch ngắn và carbohydrate mạch thẳng có nhiều nhóm methoxyl không tạo ra viên hoàn có kết cấu tốt bằng carbohydrate mạch dài và nhiều nhóm hydroxyl.

Loại carbohydrate và hàm lượng carbohydrate sử dụng trong sản xuất viên hoàn ảnh hưởng lên tổng điểm cảm quan của viên hoàn (p<0.05). Tổng điểm cảm quan của viên hoàn tỷ lệ thuận với hàm lượng tá dược carbohydrate. Tổng điểm cảm quan tăng khi hàm lượng carbohydrate tăng và dao động trong khoảng 14,5 cho đến 19,5 điểm. Viên hoàn sử dụng carboxymethyl cellulose, dextrin và đường mía có tổng điểm cảm quan khác nhau và tăng dần tương ứng 15,50, 16,7 và 17,9 điểm. Tổng điểm cảm quan của viên hoàn được phân làm 3 nhóm tương ứng với khoảng điểm cảm quan 16-17 điểm (nhóm 1 (carboxymethyl cellulose)), 17-18 điểm nhóm 2 (dextrin) và 18-20 điểm (nhóm 3 (đường mía)) (Hình 3.1 đến 3.4). Trong quá trình sản xuất viên hoàn, đường mía được đánh giá cao hơn so với dextrin và carboxymethyl cellulose, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu và sản xuất trong đông y về viên hoàn, như viên hoàn nghệ, viên hoàn tam thất.

Hình 3.1. Điểm cảm quan của viên hoàn sử dụng nồng độ dextrin khác nhau

Hình 3.2. Điểm cảm quan của viên hoàn sử dụng nồng độ carboxymethyl cellulose khác nhau

Hình 3.3. Điểm cảm quan của viên hoàn sử dụng nồng độ đường mía khác nhau

Hình 3.4. Điểm cảm quan bình quân của viên hoàn sử dụng carbohydrate khác nhau

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô (Trang 58 - 61)