CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA VIÊN HOÀN
3.2.4. Mật độ khối lượng của viên hoàn
Mối tương quan chặt chẽ giữa mật độ khối lượng viên hoàn với số lượng và khối lượng viên hoàn được xác định là trên 10 cm3. Độ nén, độ chắc, độ rỗng của viên hoàn và độ đồng đều về kích thước của viên hoàn ảnh hưởng lên số lượng và khối lượng viên hoàn trên 10 cm3. Độ rỗng khối viên hoàn càng lớn, độ đồng đều về kích thước và hình dáng viên hoàn không cao, số lượng viên hoàn trong 10 cm3 càng giảm. Mật độ khối lượng viên hoàn nhỏ khi độ nén và độ chắc của viên hoàn thấp. Thể tích chiếm chỗ của viên hoàn trong hộp/lọ thuốc được tính toán dựa trên mật độ khối lượng viên hoàn, điều này cũng góp phần lớn vào tính toán thể tích hộp/lọ đựng viên hoàn [81,82].
Hàm lượng và loại carbohydrate bổ sung trong viên hoàn tác động lên mật độ khối lượng viên hoàn (p<0,05) và dao động trong khoảng 0,54 ±0,01 tới 0,68 ±0,01 g/cm3. Sự gia tăng hàm lượng carbohydrate tỷ lệ thuận với mật độ khối lượng viên hoàn và mật độ viên hoàn biến đổi theo mô hình tuyến tính. Viên hoàn sử dụng carbohydrate khác nhau có khoảng mật độ khối lượng biến đổi theo thứ tự giảm dần 0,61 ±0,00 - 0,68 ±0,01 (carboxymethyl cellulose), 0,57 ±0,01 - 0,64 ±0,01 g/cm3 (dextrin) và 0,54 ±0,01 - 0,63 ±0,01 (đường mía), khi giảm hàm lượng carbohydrate từ 40 đến 20 % (Hình 3.13 đến 3.16). Hàm lượng carbohydrate trong viên hoàn khi thay đổi dẫn tới bình quân mật độ khối lượng viên hoàn được phân làm 2 nhóm chính theo thứ tự tăng dần, cụ thể: 0,58 – 0,6 g/cm3 (đường mía và dextrin) và 0,62 – 0,64 (carboxymethyl cellulose).
Hình 3.13. Mật độ khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ dextrin khác nhau
Hình 3.14. Mật độ khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ carboxymethyl cellulose khác nhau
Hình 3.15. Mật độ khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ đường mía khác nhau
Hình 3.16. Mật độ khối lượng của viên hoàn hoàn chứa carbohydrate nồng độ khác nhau