Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 35 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Bài học và kinh nghiệm thực tiễn

1.2.2. Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ; phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với huyện Định Hoá và huyện Đại Từ; phía Nam giáp với huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên. Huyện Phú lương tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp trong công tác phát triển kinh tế hộ gia đình, về cơ bản đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cụ thể:

- Thực hiện cụ thể các chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ gia đình (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hộ gia đình trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, các hộ gia đình mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Từ đó, diện mạo của kinh tế hộ gia đình đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nông cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

- Để phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững và có hiệu quả cao thì huyện đã chú trọng phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học trong nông nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống

cây trồng, vật nuôi mà các hộ gia đình thường chăn nuôi, trồng trọt sản xuất. Đã tiến hành phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách thức nuôi, trồng, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, luôn định hướng, tư vấn, hỗ trợ cho người nông dân chính sách hỗ trợ cho nông dân giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường và trong mọi hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường.

- Huyện chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nước sạch… Đến nay, 100% số xã, thị trấn đã hoàn thành các chương trình trên. Bên cạnh đó huyện cũng rất quan tâm đến sự phát triển các hộ gia đình tham gia dịch vụ ở nông thôn; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phòng chống bệnh tật cây trồng, vật nuôi…

Khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phương phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và tham gia xuất khẩu.

- Quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thuỷ lợi, ngành nghề nông thôn, phòng chống lũ, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đặc biệt dự án sản xuất giống lúa, sản xuất ngô lai, cây ăn quả, rau an toàn, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng lực ngành chăn nuôi và thú y, phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt cao sản, lợn siêu nạc, gia cầm, thủy cầm, thủy đặc sản theo hướng trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, các dự án xây dựng cho thuỷ lợi, đê điều, giao thông, …

- Hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường công tác quản lý thị trường …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)