Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 82)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4. Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ

Các hộ gia đình trên địa bàn huyện Sìn Hồ đã ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào mọi hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia đình; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Cụ thể ứng dụng các loại máy móc hỗ trợ trồng trọt, ứng dụng các cây con giống, phương pháp kỹ thuật để ứng dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng chưa cao, năng suất của hộ gia đình qua ứng dụng KHCN còn chưa cao, hàng hóa được sản xuất ra còn manh mún, không đồng đều trong vùng tái định cư.

3.4. Đánh giá quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tài định cƣ thủy điện Sơn La huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Bước đầu đã xây dựng được vùng di dân tái định cư, đời sống người dân cơ bản ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện bình quân năm 2015 đạt 12,5 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm 2010 - 2014 tăng 16,5%.

Một góc điểm tái định cư tại huyện Sìn Hồ

- Về cơ kết cấu hạ tầng: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chi tiết các khu điểm TĐC, gắn xây dựng TĐC với xây dựng nông thôn mới, các dự án thành phần được triển tương đối đồng bộ và đa số đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án đã phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân TĐC và các hộ dân sở tại. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đời sống hộ gia đình di cư từng bước được xây dựng đã tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện diễn ra thuận lợi.

- Kinh tế - xã hội: Các khu điểm TĐC mới có điều kiện để đảm bảo ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất lâu dài như khi lên điểm TĐC mới các hộ dân có nhà ở khang trang trang hơn, đất ở, đất sản xuất rộng hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Môi trường sinh thái: Tại các khu điểm TĐC hệ thống thoát nước và môi trường tốt hơn nơi ở cũ do được đầu tư mới ngay từ khi xây dựng mặt bằng TĐC.

- Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân vùng tái định cư: 100% các khu, điểm TĐC đều được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ khai hoang ruộng nước, kết hợp vùng đất bán ngập để sản xuất, đồng thời huyện triển khai các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, thay đổi cơ cấu cấy trồng vất nuôi nên đời vất chất của người dân sau khi hết chế độ hỗ trợ TĐC vẫn có thể đảm

bảo chủ động về lương thực, thực phẩm để ổn định cuộc sống lâu dài tại nơi ở mới; Hệ thống giáo dục tại nơi ở mới được đầu tư xây dựng khang trang hơn nơi ở cũ, trang thiết bị và dụng cụ học tập đầy đủ đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các cụm dân cư đều được xây dựng nhà văn hoá; trạm y tế và các tủ thuốc cộng đồng, điều kiện sinh hoạt văn hoá cộng đồng thường xuyên hơn, điều kiện khám chữa bệnh và phòng bệnh tốt hơn. Các xã trong vùng ngập được đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đủ nơi làm việc cho cán bộ xã, góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền xã.

- Tình hình an ninh trật tự tại khu, điểm TĐC: Tình hình an ninh trật tự tại các khu, điểm TĐC cơ bản đảm bảo ổn định, các hộ dân yên tâm làm ăn sinh sống tại nơi ở mới.

- Điều kiện đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới; lòng hồ thủy điện rộng, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Sản xuất nông sản hàng hóa phát triển theo chiều hướng đa dạng hoá sản phẩm. Ngành trồng trọt và chăn nuôi có những bước phát triển tích cực, giá trị sản xuất tăng cao qua từng năm, ngành lâm nghiệp cũng đã được quan tâm, nhờ đó cơ cấu thu nhập của hộ cũng có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn. Ngoài những ngành nghề truyền thống như trồng lúa và các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm..., các hộ đã chủ động chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tạo nguồn thu nhập cao và ổn định hơn.

Thời gian tới, huyện Sìn Hồ tiếp tục rà soát, thực hiện đầy đủ chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các đối tượng tái định cư theo quy định. Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong vùng tái định cư. Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng ở các khu, điểm tái định cư theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thu hút, ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng tái định cư.

3.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Mặc dù việc hỗ trợ các hộ gia đình phát triển sản xuất đạt được một số kết quả, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản manh mún nhỏ lẻ, chưa vững chắc, điều kiện sản xuất còn hạn chế.

- Giải quyết đất sản xuất cho người dân còn lúng túng do đất sản xuất một phần đã bị ngập, đất sản xuất còn lại cao hơn, dốc hơn, có nơi chưa có đường vào khu sản xuất, đất bạc màu chưa được cải tạo, tình trạng xâm canh giữa các xã nên khó khăn trong việc giải quyết đất sản xuất.

- Sau khi hết thời gian hỗ trợ của dự án, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và ổn định đời sống bằng các chương trình khác còn hạn chế nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo và hộ cận nghèo còn khá cao có nơi tỷ lệ hộ nghèo ở khu TĐC cao hơn so với hộ dân sở tại.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới chỉ tập trung triển khai ở một số loại đất: đất ở, đất chuyên dùng; chưa quan tâm đến vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau "dồn điền, đổi thửa" còn chậm. Quy hoạch sản xuất chưa cụ thể, chậm triển khai các phương án hỗ trợ sản xuất. Sản xuất nông, nông lâm nghiệp, thủy sản còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa vững chắc, điều kiện sản xuất còn hạn chế, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa.

- Chính sách hỗ trợ vốn phát triển kinh tế hộ gia đình còn nhiều bất cập. Phần lớn người nông dân còn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin để vay vốn phát triển sản xuất. Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa chú trọng đầu tư cho sản xuất cây con giống, chế biến nông sản, chậm đổi mới theo hướng sản xuất

hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thủ tục xác định các đối tượng cho vay còn phức tạp... Quản lý sau đầu tư chưa được chú trọng, do không có nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, dẫn đến nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp sau đầu tư nhất là các công trình giao thông, nước sinh hoạt, đã ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nhiều nhà của hộ gia đình vẫn còn gặp rủi ro do chưa dược xây dựng kiên cố, vững chắc.

Nhà một hộ gia đình tái định cư sập do lốc xoáy tại xã Chăn Nưa huyện Sìn Hồ

- Chuyển giao khoa học công nghệ chưa kịp thời, dàn trải không trọng tâm, nặng về lý thuyết. Định hướng, nội dung chuyển giao chưa sát thực với từng địa phương trong huyện.

- Sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp chưa thực sự được chú ý đúng mức. Số hộ gia đình phần lớn vẫn còn tư tưởng sản xuất để tiêu dùng, nhất là đối với lương thực, thực phẩm, thừa thì mới mang đi bán. Thị trường hàng hoá nghèo nàn và đơn điệu, vừa thiếu vừa kém chất lượng, chăn nuôi còn mang nặng tính tận dụng, chưa mang tính sản xuất hàng hoá chăn nuôi với khối lượng lớn hoặc chưa phát triển rộng rãi được các nghề của các hộ gia đình.

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những hạn chế của kinh tế hộ gia đình khu tái định cư huyện Sìn Hồ trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do dự án tái định cư cho dân còn thiếu tập trung, triển khai chậm, một số loại cây trồng vật nuôi được đầu tư chưa phù hợp với điều điều kiện canh tác và chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Giao thông đi lại ở vùng tái định cư quá khó khăn nên các sản phẩm hàng hóa do nông dân sản xuất ra khó tiêu thụ, thu nhập của người dân không ổn định.

- Công tác định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp cho các hộ gia đình chưa được chú ý đúng mức. Việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp chưa đồng bộ. Các chính sách về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ hợp tác xã chưa được chú ý triển khai.

- Thiếu vốn sản xuất, vốn tích lũy của các hộ gia đình có sự lúng túng khi lựa chọn các loại hình sản xuất: Tình trạng thiếu thông tin, kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử dụng sao cho có hiệu quả.

- Do ruộng đất manh mún, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn còn ít. Một số chủ trương, chính sách như dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa nông nghiệp,... thực hiện còn chậm. Việc triển khai một số chương trình dự án còn chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.

- Cơ hội để các hộ gia đình được học tập, giao lưu nâng cao trình độ hiểu biết cũng như trình độ kỹ thuật còn ít. Trong khi đó trình độ kiến thức của người nông dân về ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá còn hạn chế. Thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, thu từ dịch vụ, công nghiệp ít, vì thế lợi nhuận người nông dân thường thấp.

- Lề lối làm ăn sản xuất nhỏ cản trở kinh tế hộ gia đình phát triển: Phần lớn người dân sản xuất nhỏ, tự phát theo cái lợi trước mắt mà không theo quy luật thị trường.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÙNG TÁI ĐỊNH CƢ THỦY ĐIỆN SƠN LA TẠI

HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU

4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Sìn Hồ đến năm 2020

4.1.1. Quan điểm

- Huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao chất lượng tăng trưởng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, lấy sản phẩm cây công nghiệp cao su , chăn nuôi gia súc, thủy điện, sản xuất dược liệu hoa quả ôn đới, du lịch sinh thái văn hóa và nghỉ dưỡng làm sản phẩm hàng hóa chủ lực và lâu dài

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ rừng đầu nguồn của lưu vực sông đà, gắn phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển xã hội.

- Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách đảm bảo an ninh xã hội, ggiảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong huyện và tỉnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

4.1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu quản lý chung: Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng TĐC thủy điện Sơn La, trong quá trình quản lý cần xuất phát từ thực tế, phát huy những thành tựu trong quản lý đã đạt được và khắc phục những hạn chế, tìm hiểu những nguyên nhân thực hiện các mục tiêu phát triển thông qua cơ chế, chính sách của nhà nước và năng lực của đội ngũ lãnh đạo.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tập trung nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế phát triển sản xuất hàng hóa, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp (cao su), du lịch sinh thái…bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh

công tác đào tạo nâng cao chất lượng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoàn thành mục tiêu sắp xếp dân cư, di dân ra biên giới Quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 đưa huyện Sìn Hồ ra khỏi tình trạng khó khăn, đến năm 2025, đưa Sìn Hồ ra khỏi huyện nghèo và đến năm 2030 phát triển huyện Sìn Hồ trở thành huyện trung bình của tỉnh Lai Châu.

* Mục tiêu cụ thể

(1). Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2014-2015 là 11,7%/năm; 12,6%/năm giai đoạn 2016-2020, trong đó: Tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) khu vực nông, lâm thủy sản đạt 7%/năm, 7,2%/năm ở từng giai đoạn phát triển; tăng trưởng VA khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 14,5%/năm, 18,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển; tăng truởng VA khu vực dịch vụ đạt 14%/năm, 14,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển.

Cơ cấu của nền kinh tế theo trật tự : Nông, lâm và thuỷ sản - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ sẽ là: đến năm 2020: 42,8% - 22,7% - 34,5%.

(2). Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống nhân dân, phấn đấu đến đến năm 2020 đạt 30,5 triệu đồng, bằng 92,4% so với mức bình quân của tỉnh.

(3). Sản lượng cây lương thực có hạt đạt trên 42.000 tấn năm 2020. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người năm 2020 phấn đấu đạt 461 kg/người/năm.

(4). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trên 65 tỷ đồng vào năm 2020. (5). Về giao thông: Đến năm 2020, 98,5% thôn, bản có đường xe máy đi lại được thuận tiện.

(6). Về hạ tầng lưới điện: Đến 2020, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

(7). Nông thôn mới: Đến năm 2020 là 07 xã đạt tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

(8). Giảm nghèo: giai đoạn 2016-2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3-4%/năm. (9). Giáo dục - Đào tạo: Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD trung học cơ sở; năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30% vào năm 2015 lên 45% vào năm 2020.

(10). Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Đến năm 2020, có 8,6 bác sỹ/10.000 dân; 70% số xã, thị trấn đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế.

(11). Về văn hóa: Đến năm 2020, các mục tiêu này phấn đấu đạt lần lượt là: 82%; 55% và 90%.

(12). Môi trường: Đến năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 82)