Quan điểm, mục tiêu quản lý phát triển kinh tế hộ gia đìnhvùng tái định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 90)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm, mục tiêu quản lý phát triển kinh tế hộ gia đìnhvùng tái định

cƣ vùng thủy điện Sơn La tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

4.2.1. Quan điểm

- Phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện Sơn La phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của từng vùng để phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, môi trường sinh thái.

- Kết hợp giữa phát triển toàn diện với đầu tư có trọng điểm, tạo ra các vùng kinh tế động lực thúc đẩy toàn vùng phát triển.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tận dụng tối đa những lợi thế của địa phương, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.

- Thực hiện tốt chính sách dân tộc của đảng và Nhà nước đặc biệt là chính sách di dân và ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

- Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, tích cực trồng cây phân tán để tăng độ che phủ rừng, chống bạc màu hoá, xói mòn rửa trôi đất, bảo đảm cho việc sử dụng đất ổn định, lâu dài và bền vững.

- Nhà nước, địa phương và nhân dân cùng chung tay trong việc mở rộng diện tích rừng, các dự án trồng, khoanh nuôi rừng phải được triển khai nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ, có sự chỉ đạo định hướng của cơ quan chức năng trong việc triển khai nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Không ngừng nâng cao trách nhiệm người dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường dưới mọi hình thức như: phát triển giáo dục, tuyên truyền, định hướng, để vấn đề bảo vệ môi trường trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục trong nhân dân.

Ở huyện Sìn Hồ nhiều ngành nghề chưa phát triển, nhưng sự khôi phục nhanh chóng trong những năm gần đây của một số ngành nghề truyền thống sẽ là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở mức cao hơn. Trong thời gian tới cần phải phát triển các ngành nghề sau đây: Nghề trồng cây cao su... sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân; thúc đẩy các hộ gia đình sản xuất hàng hoá quy mô lớn ngày càng phát triển; giải quyết dư thừa lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ nông dân.

Tóm lại, để kinh tế hộ gia đìnhvùng tái định cư thủy điện Sơn La huyện Sìn Hồ phát triển cần nhất quán trong nhận thức và các chủ trương chính sách phải khẳng định vai trò và vị trí quan trọng, tính hiệu quả của kinh tế hộ gia đình trong tiến trình phát triển. Để có sự tác động, khuyến khích, tạo môi trường kinh tế - xã hội - pháp lý thuyết thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển, Nhà nước cần tác động, định hướng cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá sản xuất. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất.

4.2.2. Mục tiêu

Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng TĐC thủy điện Sơn La, trong quá trình quản lý cần xuất phát từ thực tế, phát huy những thành tựu trong quản lý đã đạt được và khắc phục những hạn chế, tìm hiểu những nguyên nhân thực hiện các mục tiêu phát triển thông qua cơ chế, chính sách của nhà nước và năng lực của đội ngũ lãnh đạo.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, lựa chọn một số cây, con có ưu thế để tập trung phát triển, chuyển sang sản suất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và các thị trường lớn trên địa bàn huyện và tỉnh.

- Trồng trọt:

Phát triển sản xuất lương thực: phấn đấu đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng rộng rãi công nghệ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lúa, ngô. Hình thành các vùng sản xuất lương thực tập trung năng suất cao ở những khu vực có điều kiện. Đến năm 2020, tổng sản lượng lương thực đạt trên 42.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 515kg/người/năm.

Phát triển cây chè theo hướng thâm canh tăng năng suất, đến năm 2020 diện tích chè đạt 550 ha, trong đó trồng mới 550 ha. Duy trì và phát triển diện tích cây cao su đã trồng, tô chức thực hiện tốt khai thác cạo mủ cao su. Phát triển tập trung vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới …

Khuyến khích phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích tăng vụ, tận dụng tối đa diện tích đất bán ngập vùng lòng hồ để canh tác... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống dân cư. Nghiên cứu tổ chức mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm của thương nghiệp quốc doanh.

- Chăn nuôi

Duy trì tốc độ tăng đàn gia súc giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5-6%/năm. Phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác diện tích mặt nước hiện có, phát triển thêm ao, hồ; tiến tới nuôi trồng tập trung, quy mô lớn khi các hồ thủy điện Sơn La

- Lâm nghiệp

Bảo vệ và phát triển vốn rừng, phấn đấu đưa độ che phủ lên trên 40% vào năm 2020 để phát huy chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Lựa chọn cơ cấu cây trông vừa phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp trồng mới và khoanh nuôi, tái sinh rừng, tạo vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp giấy, ván dăm, hàng mộc gia dụng. Có chính sách đầu tư thỏa đáng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, thiếu đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang sống bằng nghề trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ.

- Xây dựng nông thôn

Xây dựng quy hoạch sắp xếp lại dân cư, định canh, định cư, nhanh chóng ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc, ưu tiên sắp xếp dân cư ở những nơi thiếu đất ở, đất sản xuất, có điều kiện sống đặc biệt khó khăn, những nơi có nguy cơ sạt lở cao và khu vực biên giới Việt - Trung. Phấn đấu đến năm 2020 huyện có từ 6- 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Về công nghiệp - xây dựng

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các cơ sở công nghiệp phục vụ chương trình tái định cư các dự án thủy điện.

Ngoài ra, để đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ gia đình thì cần có những định hướng như sau: Cần có chính sách truyền dạy ngành nghề, không chỉ là những ngành nghề truyền thống vốn có ở địa phương mà cả các ngành nghề mới cho nông dân sau thu hồi đất.Phát triển thương mại dịch vụ (cho thuê nhà, buôn bán, mở quán nước…) tận dụng lợi thế của vị trí địa lý thuận lợi gần KCN. Khuyến khích hộ gia đình tham gia các cuộc họp bàn, trao đổi ý kiến để biết thêm những thông tin bổ ích.Địa phương cần phối hợp với các cơ quan khác để có chính sách đào tạo nghề cho người dân mất đất chứ không phải chỉ hỗ trợ bằng tiền rồi để họ tự xoay sở.

4.3. Các giải pháp quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cƣ vùng thủy điện Sơn La tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

4.3.1. Về phục hóa mở rộng đất sản xuất nông nghiệp

- Đối với đất nông nghiệp: Cần có sự quy hoạch hợp lí về đất đai, phù hợp với điều kiện, quy mô diện tích đất nông nghiệp của từng địa phương. Do đặc điểm của vùng TĐC huyện Sìn Hồ có diện tích đất nương lớn vì vậy cần phát triển nông lâm kết hợp và đa dạng hóa cây trồng nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất. Lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình vận động khai hoang, đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng diện tích 2 vụ.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân khai hoang ruộng bậc thang trồng lúa nước; thâm canh tăng vụ từ lúa 01 vụ sang lúa 02 vụ, cây trồng vụ đông. Tổng diện tích khai hoang đến năm 2020 khoảng 100 ha, tiếp tục chuyển đổi thêm khoảng 100 ha đất lúa 01 vụ sang đất lúa 02 vụ.

- Đối với đất phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Do nhu cầu sử dụng đất của các ngành này không nhiều nên diện tích đất phục vụ cho mục đích này đang rất hạn chế. Tuy nhiên cần có sự điều chỉnh và quy định hợp lí, đón đầu sự có mặt và phát triển của những ngành này.

- Phân bổ diện tích đất phù hợp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng cả trong tương lai gần. Những yêu cầu về việc xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông, điểm Chợ thôn bản phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa … là những nhiệm vụ cần thiết vì vậy cần có sự quy hoạch kịp thời, khoa học để đáp ứng nhu cầu về đất của những đối tượng này.

- Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4.3.2. Hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao:

a. Xác định loại cây trồng hàng năm chuyển đổi sang cây trồng lâu năm Huyện thực hiện chuyển đổi các loại cây trồng hàng năm kém hiệu quả (gồm: Lúa nương, ngô trồng trên nương …) sang trồng các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao. Gồm các loại cây chủ yếu sau:

Phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới (Gồm: Cam, bưởi hồng, nhãn chín sớm và chín muộn, mít Thái, Vãi thiều Thanh Hà …). Diện tích 200 ha.

Trồng cây Quế tại khu vực nhiều đất nương có điều kiện thuận lợi như xã Căn Co, Nậm Cha, Nậm Hăn, tổng diện tích 500 ha.

Trồng rừng (Chủ yếu là diện tích trồng rừng thay thế, gồm các loại cây như: Dổi, Lát hoa, Quế, Sưa …), diện tích 1.500 ha.

Tiếp tục duy trì, bảo vệ chăm sóc diện tích cây cao su hiện có; Phối hợp 02 công ty cổ phần cao su Lai Châu khai thác và sơ chế mủ cao su.

Bảng 4.1. Kế hoạch chuyển đổi sang trồng một số cây lâu năm có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2015 - 2020 vùng TĐC huyện Sìn Hồ

STT Khu, điểm TĐC Cây ăn

quả Cây Quế

Rừng trồng thay thế Tổng 200 1700 1.500

1 Khu vưc Căn Co 20 300 100

2 Khu vưc Nậm Cha 50 200 300

3 Khu vực Nậm Mạ 100 50

4 Khu vực TĐC Pa Khóa 100 50

5 Khu vực TĐC Lùng Thàng 20 150 200

6 Điểm TĐC xen ghép Nậm Dôn

(Xã Tủa Sín Chải) 200 50

7 Khu TĐC Nậm Hăn 30 400 550

8 Khu TĐC Nậm Tăm 50 100 100

9 Khu TĐC Chăn Nưa 30 150 100

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện, năm 2015)

b. Xác định chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày

Đối với cây lúa: Thực hiện tăng cơ cấu các loại giống lúa thuần chất lượng cao (Tỷ lệ chiếm 70%), giảm cơ cấu giống lúa lai (Tỷ lệ chiếm 30%). Không còn sử dụng các loại giống lúa địa phương kém chất lượng.

Đối với cây ngô: Thực hiện sử dụng 100% có cấu giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao. Trong đó, đưa vào sử dụng khoảng 50% các loại giống ngô nếp, ngô ngọt để làm hàng hóa xuất khẩu.

Đối với các loại rau: Đẩy mạnh việc trồng phát triển các loại rau theo hướng VietGap nhằm phục vụ tại chỗ và thị trường lân cận. Diện tích phát triển 450 ha.

c. Xác định số hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo hiện hành) của từng khu, điểm tái định cư và thôn, bản bị ảnh hưởng;

Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ nghèo vùng TĐC huyện Sìn Hồ STT Khu, điểm TĐC Tổng số STT Khu, điểm TĐC Tổng số hộ Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tổng 2903 1069 36,82

1 Khu vưc Căn Co 322 143 44,41

2 Khu vưc Nậm Cha 354 173 48,87

3 Khu vực Nậm Mạ 380 76 20,00

4 Khu vực TĐC Pa Khóa 296 226 76,35

5 Khu vực TĐC Lùng Thàng 80 6 7,50

6

Điểm TĐC xen ghép Nậm Dôn

(Xã Tủa Sín Chải) 86 54 62,79

7 Khu TĐC Nậm Hăn 501 197 39,32

8 Khu TĐC Nậm Tăm 525 124 23,62

9 Khu TĐC Chăn Nưa 359 70 19,50

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh- Xã hội huyện, năm 2015)

- Tổng số hộ nghèo của các xã tái định cư là: 1.069 hộ, chiếm tỷ lệ 36,82%. Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo cao chủ yếu là do áp dụng đánh giá tiêu chí hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều với nhiều tiêu chí đánh giá.

d. Xác định các mô hình, các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật và số lượng học viên tham gia các mô hình, các lớp tập huấn về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Kế hoạch thực hiện 10 mô hình sản xuất, bao gồm:

- Mô hinh trồng cây ăn quả tập trung (Các loại cây ăn quả nhiệt đới như: Cam, Xoài Úc, Bưởi hồng, Nhãn chín sớm, Vải thiều Thanh Hà, Mít Thái…): 04 mô hình, với 190 hộ tham gia, cụ thể:

+ Xã Chăn Nưa quy mô 20 ha, 60 hộ tham gia. + Xã Nậm Cha quy mô 20 ha, 60 hộ tham gia. + Xã Nậm Hăn quy mô 20 ha, 20 tham gia. + Xã Căn Co quy mô 10 ha, 50 hộ tham gia.

- Mô hình chăn nuôi gia cầm tập trung (Gà, vịt)L: 06 mô hình, gồm 300 hộ tham gia.

+ Xã Chăn Nưa quy mô 3.000-5.000 con , 50 hộ tham gia. + Xã Nậm Cha quy mô 3.000-5.000 con , 50 hộ tham gia + Xã Nậm Hăn quy mô 3.000-5.000 con , 50 hộ tham gia + Xã Căn Co quy mô 3.000-5.000 con , 50 hộ tham gia

+ Xã Lùng Thàng quy mô 3.000-5.000 con , 50 hộ tham gia + Xã Nậm Tăm quy mô 3.000-5.000 con , 50 hộ tham gia

4.3.3. Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp

a. Xác định số hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu, trung bình nhưng không được khai thác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xác định diện tích khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo từng khu, điểm tái định cư và thôn, bản bị ảnh hưởng;

- Số hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ 4.498 hộ. Trong đó xã Nậm Tăm 764 hộ, xã Pa Khóa 425 hộ, xã Nậm Mạ 367 hộ, xã Lùng Thàng 642 hộ, xã Nậm Hăn 827 hộ, xã Căn Co 777 hộ, xã Nậm Cha 696 hộ.

- Diện tích nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ 7.681,14 Ha. Trong đó xã Nậm Tăm 3.449,08 Ha, xã Pa Khóa 810,84 Ha, xã Nậm Mạ 550,23 Ha, xã Lùng Thàng 1.947,78, xã Nậm Hăn 540,88 Ha, xã Căn Co 210,01 Ha, xã Nậm Cha 172,32 Ha.

- Số hộ nhận khoán bảo vệ rừng sản xuất 600 hộ tại xã Chăn Nưa. - Diện tích nhận khoán bảo vệ rừng sản xuất 1.165 Ha tại xã Chăn Nưa. b. Xác định số hộ được giao đất trồng rừng sản xuất, diện tích trồng rừng sản xuất, theo từng khu, điểm tái định cư và thôn, bản bị ảnh hưởng.

- Số hộ được giao đất trồng rừng sản xuất 250 hộ. - Diện tích trồng rừng sản xuất 300 ha tại xã Chăn Nưa.

4.3.4. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng tái định cư phải gắn với các mô hình, dự án nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Căn cứ vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến năm 2020 đạo tạo nghề cho lao động nông thôn vùng tái định cư cụ thể như sau.

Bảng 4.3. Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT vùng TĐC

STT Các khu TĐC Tổng cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 90)