Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế và tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 79 - 82)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế và tổ chức, quản lý

- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động

Trình độ học vấn và kỹ năng lao động là thể hiện sự phát triển kinh tế cộng đồng. Sự phát triển kinh tế luôn luôn trực trực tiếp tác động qua lại đến trình độ học vấn và kỹ năng lao động. Trên thực tế hiện nay cho thấy nơi nào có trình độ học vấn và kỹ năng lao động cao thì nơi đó có nền kinh tế phát triển, và ngược lại.

Trong những năm qua, huyện luôn quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là vùng tái định cư thủy điện. Nghề đào tạo chủ yếu là nghề nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, lâm sinh, thủy sản; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29%. Hầu hết lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đều áp dụng kiến thức được đào tạo vào sản xuất thực tế, góp phần nâng cao trình độ sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, số lao động được đào tạo đã có việc làm hoặc tìm được việc làm đúng ngành đào tạo đạt 87,9%.

Bên cạnh đó, huyện quan tâm đầu tư xây dựng thực hiện các mô hình sản xuất để người dân áp dung, nhân rộng. Từ năm 2009-2015, huyện thực hiện tổng cộng 16 mô hình trồng trọt, chăn nuôi trong vùng tái định cư dự án thủy điện. Từ kết quả thành công các mô hình, đã được người dân nhân rộng trong sản xuất như: mô hình thâm canh lúa lai, mô hình thâm canh ngô lai, mô hình chăn nuôi gia cầm, gia súc. Đặc biệt là tận dụng vùng đất bán ngập lòng hồ thủy điện (Diện tích bán ngập khoảng 3000 ha), huyện thực hiện thành công mô hình nuôi gia cầm vùng lòng hồ thủy điện và mô hình trồng ngô bán ngập. Từ đó đến nay vùng bán ngập được người dân tận dụng thâm canh sản xuất hiệu quả (Ngô bán ngập 660 ha, lúa bán ngập 200 ha, rau các loại trên 300 ha …, hàng năm chăn nuôi trên 10.000 con gia cầm trong vùng lòng hồ thủy điện).

Những năm gần đây, hệ thống trường lớp các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, trên địa bàn các xã trong vùng tái định cư huyện cơ bản được đầu tư xây dựng; đáp ứng cho việc dạy và học theo quy định.

Tỷ lệ trẻ em tại các khu, điểm tái định cư trên địa bàn đến tuổi đi học được đến trường là 100%; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học vùng tái định cư là 100%, tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS là 100%;

Từ kết quả phát triển giáo dục, đào tạo nghề nói trên, cho thấy chiều hướng phát triển trình độ học vấn và kỹ năng lao động ngày được nâng lên, có vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quản lý, phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng.

- Vốn: Vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ gia đình lao động sản xuất, vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản để hộ gia đình phát triển kinh tế, vốn quyết định quy mô sản xuất và là cơ sở để đầu tư các hoạt động khác.

Nguồn vốn người dân trong vùng tái định cư chủ yếu từ 02 hình thức: Một là từ thu nhập các lao động trong gia đình; hai là từ vay vốn các Ngân hàng để đầu tư kinh doanh, sản xuất.

Vốn đầu tư người dân trong vùng tái định cư còn hạn chế, chủ yếu là vốn tự có dùng để mua cây, con giống sản xuất, quy mô nhỏ, phục vụ trong gia đình, Số ít mạnh dạn vay vốn ngân hàng, tín dụng đầu tư kinh doanh - thương mại, sản xuất quy mô lớn, dài hạn (Chăn nuôi, trồng cây công nghiệp).

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tại nơi hộ gia đình sinh sống bao gồm đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nước ... Đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Thực tế cho thấy những nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các hộ nông dân được cải thiện.

Tất cả các xã tái định cư có các tuyến giao thông liên xã bằng đường nhựa; có các tuyến giao thông kết nối với tỉnh, huyện; 100% bản có giao thông đi bằng xe ô tô đến các bản; 85% giao thông nội bản được cứng hóa bằng bê tông.

Tất cả các khu, điểm tái định cư đều được xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, các hộ tái định cư cơ bản được dùng nước hợp vệ sinh.

Tất cả các khu, điểm tái định cư đều được xây dựng các công trình cấp điện sinh hoạt phục vụ sinh hoạt của Nhân dân. 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia.

Hệ thống giáo dục trong vùng tái định cư được đầu tư xây dựng khang trang, trang thiết bị và dụng cụ học tập đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các cụm dân cư đều được xây dựng nhà văn hoá; trạm y tế và các tủ thuốc cộng đồng, điều kiện sinh hoạt văn hoá cộng đồng thường xuyên hơn, điều kiện khám chữa bệnh và phòng bệnh tốt hơn. Các xã trong vùng ngập được đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đủ nơi làm việc cho cán bộ xã, góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền xã ...

- Về nguồn lực lao động.

Nếu thay đổi 1% lao động của toàn vùng sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,138%, trong đó cao nhất là xã Chăn Nưa0,176%, xã Nậm Tăm 0,169%, thấp nhất là xã Pa Khóa 0,138%. Như vậy, có thể thấy vấn đề thay đổi lao động của xã Chăn nưa có tác động lớn nhất đến giá trị sản xuất của các hộ gia đình ở đây,với xã Pa Khóa sự thay đổi thấp nhất có thể do .... sản xuất các loại cây lâu năm, cây ăn quả và chăn thả trâu bò nhiều hơn các xã khác nên sự thay đổi lao động có tác động thấp. Các hộ phát triển sản xuất hàng hoá, đã bước đầu thu hút một bộ phận lao động sang ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp. Tuy vậy ở đây ta cũng chỉ mới xét đến về số lượng lao động, bên cạnh đó trình độ lao động cũng là vấn đề then chốt cần quan tâm.

- Về trình độ văn hoá.

Nếu thay đổi 1% trình độ văn hoá sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,05%. Trình độ văn hoá tác động tương đối đều đến giá trị sản xuất của các xã. Như vậy, huyện Sìn Hồ cũng cần đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ của người lao động.

Qua kết quả phân tích trên cho chúng ta thấy các giải pháp về vốn, lao động, đất đai và nâng cao trình độ văn hoá có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất hàng hoá. Mỗi vùng, mỗi xã đều có thế mạnh và tiềm năng riêng. Vì vậy các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng khác nhau. Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi xã, sản xuất với cơ cấu ngành nghề hợp lý cần có sự đầu tư thích hợp cho các nguồn lực sản xuất của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Sìn Hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 79 - 82)