Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạngquản lý phát triển kinh tế hộ gia đìnhvùng tài định cư thủy
3.2.3. Chi phí sản xuất
Bảng 3.12. Chi phí sản xuất của hộ gia đình năm 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Cộng chi phí NLTS
GTSP BQ 1 hộ GTSP BQ 1 hộ GTSP BQ 1 hộ GTSP BQ 1 hộ Tổng cộng 4691,13 15,64 5.809,33 19,36 1.048,14 3,49 11.548,61 38,50 Theo xã Xã Hồng Thu 1572,50 15,73 2013,00 20,13 357 3,57 3.942,50 39,43 Xã Pu sam cáp 1643,00 16,43 1986,00 19,86 325,2 3,25 3.954,20 39,54 Xã Chăn nưa 1475,63 14,76 1810,33 18,10 365,94 3,66 3651,91 36,52
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2015)
Chi phí sản xuất của các hộ gia đình bao gồm chi phí sản xuất, giá trị công lao động thuê ngoài, giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí khác.
Qua bảng 3.12 ta thấy phân tích theo ngành sản xuất, bình quân toàn xã chi phí của hộ là 38,50 triệu đồng, trong đó chi phí cho ngành trồng trọt là 15,64 triệu đồng chiếm 40,62%, ngành chăn nuôi là 19,36 triệu đồng chiếm 50,30%, ngành thủy sản là 3,49 triệu đồng chỉ chiếm 9,08%.
Nếu phân tích theo các xã thì giữa các xã có sự chênh lệch không đáng kể. Chi phí cho sản xuất theo quy mô sản xuất hàng hóa ta thấy chi phí sản xuất của hộ hàng hóa lớn gấp 1,46 lần so với chi phí của hộ hàng hóa nhỏ và gấp 6,03 lần hộ hàng hóa nhỏ. Các hộ quy mô lớn có trình độ hiểu biết thị trường, đã mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành nghề, chính ngành nghề nông thôn đã tạo công ăn việc làm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu kết hợp phân tích giữa đầu tư vốn và chi phí ta có thể thấy, các hộ hàng hóa lớn tiết kiệm được chi phí hơn so với hộ quy mô trung bình và nhỏ. Các hộ quy mô lớn đã liên kết với nhau thông qua mô hình hợp tác xã, đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh áp dụng công nghệ, tối thiểu chi phí và tăng cường liên kết mạng lưới phân phối hàng hóa, nông sản.