Cơ cấu lao động huyện Sìn Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 50 - 60)

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như nâng cao phúc lợi của hộ gia đình. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bước được quan tâm nâng cấp.

a. Mạng lƣới giao thông

- Đường tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 02 tuyến đường tỉnh lộ kết nối Sìn Hồ với các địa phương: Đường tỉnh lộ 128: Chăn Nưa - Thị trấn Sìn Hồ, dài 38 km và đường tỉnh lộ 129: Từ thành phố Lai Châu - Thị trấn Sìn Hồ: 60 km (đang được đầu tư nâng cấp mở rộng).

- Các tuyến đường giao thông chính giữa các vùng, các xã trong huyện đã được đầu tư gồm: Đường Seo Lèng - Nậm Tăm - Pa Khoá - Noong Hẻo - Căn Co - Nậm Mạ - Nậm Cuổi - Nậm Hăn; Nậm Tăm - Nậm Cha; Tà Ghênh - Nậm Mạ Thái - Ma Quai; Tà Ghênh - Nậm Pậy. 75 80 85 90 95 100 2012 2013 2014 2015 89.36 85.45 85.13 84.81 2.78 2.04 2.26 2.56 7.86 12.51 12.61 12.63 NN-LN-TS CN-XD Dịch vụ

- Hệ thống đường huyện: Tổng chiều dài đường huyện trên địa bàn huyện Sìn Hồ dài 174km, đã được cứng hóa 100%.

- Hệ thống đường giao thông nông thôn (đường xã, thôn, bản):

Đường trục xã, liên xã: tuyến đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài là 291,36 km (đã nhựa hóa và bê tông hóa là 210,1 km đạt 72,2%, còn lại là đường cấp phối và đường đất).

Đường trục bản, ngõ bản: Tổng chiều dài là 812,2 km (Đã bê tông hóa 81,8 km đạt 10,07%, còn lại là đường đất).

Đường trục nội đồng: Tổng chiều dài là 371 km (Đã bê tông hóa 8,16 km đạt 2,2%, còn lại là đường đất).

Đến năm 2015 có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được các mùa; 68,7% số bản có đường xe máy đi lại thuận lợi.

- Giao thông đường thuỷ nội địa:

Trên địa bàn huyện có một số sông chảy qua như sông Đà, sông Nậm Na và hồ thuỷ điện Sơn La. Hệ thống sông và các công trình thủy điện đã và đang tạo ra vùng hồ không những mang lại nguồn nước, nguồn năng lượng, nguồn cá, mà còn tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy nội địa.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có tuyến vận tải đường thủy nào được quản lý trên địa bàn; hoạt động vận tải đường thủy chủ yếu là tự phát, phục vụ nhu cầu dân sinh. Giao thông đường thuỷ nội địa chưa phát triển.

b. Mạng lƣới điện

Tổng chiều dài mạng lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt là 359 km, trong đó lưới điện 35 KV dài 205,3 km, lưới điện 0,4 KV dài 153,7 km; có 67 trạm biến áp với tổng công suất đạt 4.353 KVA.

Đến năm 2015, trên địa bàn huyện có 22/22 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn là 89%. Trong đó 78% hộ sử dụng điện lưới, 11% hộ sử dụng các nguồn điện khác.

c. Hệ thống thuỷ lợi và cấp nƣớc sinh hoạt

- Hệ thống thủy lợi:

Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn đã xây dựng và đang khai thác là 121 công trình; Tổng số 212,6 km kênh, trong đó 142,1 km kiên cố, 70,5 km kênh

đất; trong đó công trình kiên cố 79 công trình, 36 công trình tạm; phục vụ nước tưới cho 2.304,5 ha vụ mùa, 564 ha vụ chiêm, 79 ha rau màu, 42,9 ha nuôi trồng thủy sản ... Toàn huyện hiện nay đã thành lập hệ thống quản lý: 21/21 xã thành lập Ban quản lý các công trình thủy lợi và nước sinh hoạt.

Đến thời điểm hiện tại đã có 314,55 km kênh mương đã được cứng hóa/tổng số 443,55 km; trong đó giai đoạn 2011-2015 cứng hóa được 207,688 km. So sánh chỉ tiêu với quy định có 3/21 xã đạt.

- Cấp nước sinh hoạt: Đến năm 2015 toàn huyện có 180 công trình cấp nước

cho 124 thôn bản (trong tổng số 233 thôn, bản), trong đó có 57 công trình cấp nước đã bị xuống cấp, hư hỏng (chiếm 32%). Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 86%.

d. Mạng lƣới bƣu chính, viễn thông, phát thanh - truyền hình

- Về mạng lưới bưu chính, viễn thông: Toàn huyện có 02 bưu cục; 20 điểm

bưu điện văn hóa xã; 22/22 xã, thị trấn có báo phát trong ngày. Mạng lưới và dịch vụ viễn thông, internet phát triển mạnh, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn. Sóng điện thoại di động đã phủ đến 22/22 xã, thị trấn. Mạng internet phát triển đến hầu hết các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện; 22/22 xã, thị trấn có mạng Internet.

- Truyền thanh - truyền hình gồm có 01 đài TT-TH huyện; 01 trạm phát lại

truyền hình khu vực; 13 trạm truyền thanh FM xã đang hoạt động.

e. Hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ

- Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại còn thiếu và chưa đồng bộ. Trên địa bàn huyện có 04 chợ thương mại, trong đó 03 chợ đi vào hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, chủ yếu là chợ bán lẻ, cung cấp, phục vụ nhu cầu mặt hàng thiết yếu cho người dân và các chợ hiện có chưa được đầu tư xây dựng theo chuẩn chợ loại III.

Năm 2015, trên địa bàn huyện có : Trên 500 cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, tăng 250 cơ sở so với năm 2010; 07 cửa hàng xăng dầu, tại xã Pa Tần, xã Lùng Thàng, Nậm Tăm, Noong Hẻo, xã Chăn Nưa và thị trấn Sìn Hồ (02 cửa hàng).

f. Hạ tầng giáo dục - đào tạo

Cơ sở vật chất trường học, lớp học được quan tâm đầu tư, xây mới. Số trường học các cấp năm học 2014-2015 là 79 trường, trong đó: trường mầm non: 25 trường;

tiểu học 28 trường; trung học cơ sở: 23 trường; trung học phổ thông và dân tộc nội trú: 02 trường THPT và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tổng số phòng học các cấp năm học 2014-2015: 1.097 phòng học, trong đó: Cấp mầm non: 327 phòng học; cấp tiểu học 567 phòng học; cấp THCS 169 phòng học; cấp PHTH 34 phòng học.

Tính đến năm 2015 toàn huyện có 7/75 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 9,3% số trường. Có 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và Trung học cơ sở.

g. Hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe

- Y tế tuyến huyện: Có 22/22 xã có Trạm y tế; năm 2014 có 02 xã đạt chuẩn

quốc gia về y tế; năm 2015 ước có 05 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế khu vực nông thôn là 98%; Trạm y tế xã có bác sỹ khám chữa bệnh định kỳ là 11; Trạm y tế xã có bác sỹ biên chế tại trạm là 06; Trạm y tế xã có Nữ hộ sinh hoặc Y sỹ sản nhi 19.

h. Hạ tầng văn hóa - thể thao các cấp

Trên địa bàn toàn huyện có 82 nhà văn hóa (9 nhà văn hóa xã, thị trấn quản lý, 73 nhà bản, khu phố quản lý); xây dựng được 52 nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trong đó có 6 nhà văn hóa xã đạt chuẩn nông thôn mới và 46 nhà văn hóa thôn, bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Toàn huyện hiện có 9.614 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa đạt 67%, 114 bản, làng, khu phố văn hóa, chiếm 51%.

Tỷ lệ bản, khu phố đã xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước là: 170/233 bản đạt 73%. Xếp loại thực hiện quy ước, hương ước ở thôn, tổ dân phố: tốt 50/170 bản đạt 29,4%; khá 100/170 bản đạt 58,8%; trung bình 20/170 bản đạt 11,9%; yếu: 0 l. Trụ sở các cơ quan, đoàn thể

- Trụ sở làm việc HĐND - UBND các xã, thị trấn với 22/22 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM hiện nay đã cơ bản được đầu tư đầy đủ trang thiết bị làm việc, các công trình phụ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định. Tuy nhiên hiện nay một số trụ sở xã do được đầu tư xây dựng từ lâu (Tả Phìn, Phăng Xô Lin) đã xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng theo chuẩn mới.

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Sìn Hồ

Từ khi hoàn thành dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, nền kinh tế - xã hội của huyện Sìn Hồ nói chung và vùng tái định cư nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, có 34 công trình đã được quan tâm đầu tư như: Đường giao thông, công trình thuỷ lợi, bệnh viện, trường học... và các công trình văn hoá phúc lợi công cộng.

Nhìn chung nền kinh tế vùng tái định cư thủy điện Sơn La của huyện Sìn Hồ trong những năm qua đã có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2015 đạt từ 12 - 16%, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,4 triệu đồng/người/năm.

Mặc dù nền kinh tế huyện Sìn Hồ có những bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Sìn Hồ vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Điều này được thể hiện trong bảng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2012 - 2015 như sau:

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất qua các năm huyện Sìn Hồ

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng GTSX (giá cố định) 733,121 812,991 836,117 982,360 Ngành nông, lâm và thủy sản Tỷ đồng 372,269 381,868 384,267 378,671 % 50,8 47,0 46,0 38,5 Ngành CN, TTCN, XD Tỷ đồng 125,518 159,696 85,618 110,042 % 17,1 19,6 10,2 11,2 Ngành TMDV và DL Tỷ đồng 235,334 271,427 366,232 493,647 % 32,1 33,4 43,8 50,3

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sìn Hồ)

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2012 là 733,121 tỷ đồng, đến năm 2013 là 812,991 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng đến 982,360 tỷ đồng, tăng 61.249 tỷ đồng so với năm 2012 tăng tương đương 34%. Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm chủ yếu trong năm 2012 chiếm 50,8% giá trị huyện Sìn Hồ

tương đương 372,269 tỷ đồng nhưng có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn, đến năm 2015 chỉ chiếm 38,5% tương đương 378,671 tỷ đồng. Đồng thời, giá trị sản xuất của ngành TMDV và DL lại có xu hướng tăng lên, năm 2012 chỉ chiếm 32,1% nhưng đến năm 2015 giá trị tăng lên và chiếm 50,3% tương đương 493,647 tỷ đồng trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Riêng giá trị sản xuất của ngành CN và XD tương đối ổn định, chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị sản xuất của huyện, chiếm từ 10,2-19,6% trong giai đoạn.

Bảng 3.4. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sìn Hồ

ĐVT:%

Năm 2012 2013 2014 2015

1. Ngành nông, lâm và thủy sản 50,8 47,0 46,0 38,5

2.Ngành CN,TTCN,XD 17,1 19,6 10,2 11,2

3. Ngành TMDV và DL 32,1 33,4 43,8 50,3

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sìn Hồ)

Hình 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sìn Hồ

Cơ cấu kinh tế huyện Sìn Hồ có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực. Cụ thể ngành nông lâm thủy sản có tốc độ giảm dần qua các năm trong giai đoạn

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2012 2013 2014 2015 50.8 47 46 38.5 17.1 19.6 10.2 11.2 32.1 33.4 43.8 50.3 Ngành TMDV và DL Ngành CN,TTCN,XD

nghiên cứu, năm 2012 tỷ trọng của ngành này chiếm 50,8% nhưng đến năm 2013 chỉ chiếm 47.0% đến năm 2015 chỉ còn 38,5%. Trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng mạnh, năm 2012 chỉ chiếm 32,1% trong cơ cấu kinh tế nhưng đến năm 2103 chiếm 33,4% và đến năm 2015 năm cuối chiếm tỷ trọng khá lớn với 50,3%. Riêng có ngành CN-XD tăng tương đối ổn định. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thực tế cũng như phù hợp mục tiêu phát triển KTXH chung của huyện Sìn Hồ nhưng tốc độ chuyển biến còn chậm. Do đó, trong thời gian tới huyện cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách để phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện.

3.1.3. Khái quát chung vùng tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Sìn Hồ

Từ năm 2004 đến nay, huyện Sìn Hồ thực hiện tái định cư để xây dựng công trình thủy điện Sơn La tại 08 xã: Chăn Nưa, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Nậm Cha, Pa Khóa, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Hăn. Diện tích đất ngập trên địa bàn huyện phải thu hồi là 1.142 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 1.085 ha, đất lâm nghiệp: 12 ha, đất nuôi trồng thủy sản: 14 ha; đất phi nông nghiệp: 30 ha; thực hiện tại 09 xã, 50 bản, số hộ phải di chuyển là 1.172 hộ, 6.256 khẩu. Các xã trong vùng dự án di chuyển thuộc vùng thấp của huyện (07 xã) và vùng dọc sông Nậm Na (01 xã), có khí hậu, đất đai và nguồn nước tương đồng nhau: Khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ bình quân năm 25oC, lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.604 mm, thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Toàn vùng có gần 5.000 ha mặt nước các hồ thủy điện Sơn La (mực nước dâng bình thường) có chất lượng nguồn nước tốt, thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, có thể áp dụng phương thức nuôi cá lồng bè, nhưng hiện nay chủ yếu mới nuôi thả quảng canh và đánh bắt tự nhiên. Đất đai, thỗ nhưỡng phù hợp cho phát triển cây công nghiệp (Cao su, Mắc ca), các loại cây ăn quả nhiệt đới, cây lương thực …

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Sìn Hồ

3.1.4.1. Thuận lợi

Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Sìn Hồ ổn định, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác phát riển kinh tế xã hội, có chính sách ưu tiên phát

triển kinh tế hộ gi đình khu vực miền núi như: trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hỗ trỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã khuyến khích người dân phấn khởi sản xuất.

Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

Sìn Hồ là huyện năm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá phát triển.Giao thông thuận lợi, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong huyện, với các huyện khác trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho địa phương.

Trên địa bàn có nguồn tài nguyên nước, đất rất phong phú. Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 50 - 60)