Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 43)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình

Sìn Hồ là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lai Châu có 12,973 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, địa hình bị chia cắt bởi các núi cao, phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ; phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu), phía Nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu); phía Tây Nam giáp thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên); phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 152.696,03 ha, dân số toàn huyện là 79.720 người, có 14 dân tộc sinh sống. Trong đó: Thái 22.787 người, Mông 25.894 người, Dao 17.297 người, Lự 3.582 người, kinh 5.973 người, dân tộc khác 3.414người. Tỷ lệ hộ nghèo 29,9%, hộ cận nghèo 11,2%, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 57,7%, lao động là người dân tộc thiểu số 95,5%. Huyện có 22 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn, 21 xã) với 233 bản, khu phố.

Huyện có 01 đường Quốc lộ, 02 tuyến tỉnh lộ chạy qua với tổng chiều dài 181km. Có 22/22 xã, thị trấn có đường ô tô đi lại thuận tiện; 90,4% thôn, bản có đường xe máy, tỷ lệ cứng hóa đường liên bản đạt 35%. Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm nghiệp 58,4%, công nghiệp - xây dựng 21,4%, dịch vụ - thương mại - du lịch 20,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,5 triệu đồng, lương thực bình quân đầu người 470 kg/người/năm. Có 45% bản, khu phố, 80% cơ quan, trường học, trạm y tế, 69% hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hoá. Huyện có 01 bệnh viện, 04 phòng khám khu vực và 22 trạm y tế xã, thị trấn, với tổng số 110 giường bệnh, có 331 cán bộ y tế (trong đó có 21 bác sỹ, đạt tỷ lệ 2,86 bác sỹ/1 vạn dân).

Địa hình núi cao, bị chia cắt thành 3 vùng gồm: vùng cao nguyên Tả Phìn, vùng thấp Pa Há, vùng biên giới và dọc sông Nậm Na, diện tích canh tác ít mặc dù diện tích tự nhiên rộng. Mang tên là vùng đất có nhiều con suối nhưng hiện tại, ở Sìn Hồ chỉ còn 3 con suối lớn là Hồng Hồ, Hoàng Hồ và Sìn Hồ. Là huyện có địa hình tương đối phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu.

3.1.1.2. Nguồn lực đất đai

Tính đến ngày 31/12/2015, huyện Sìn Hồ có diện tích tự nhiên 1.526,96 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.562,3 ha; đất lâm nghiệp là 74.678,3 ha; đất chuyên dùng 1.580,7 ha; đất ở 914,4 ha.

Đất đai của huyện Sìn Hồ được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 63,09 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đò hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 36,91% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như thị trấn Sìn Hồ, xã Nậm Mạ, xã Nậm Hăn… Độ phì nhiêu của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp, năng suất chất lượng canh tác thấp. Chính điều này làm cho các hộ nông dân sản xuất khó khăn hơn các địa phương khác trong sản xuất, năng suất thấp và đầu tư chí phí cho sản xuất cũng cao hơn, dẫn tới giảm lợi nhuận của các hộ.

Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Sìn Hồ chia thành hai loại: Đất gò đồi ít màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp; Đất đất đồng bằng, thung lũng màu mỡ phù hợp trồng cây hàng năm như lúa, rau màu.

Qua bảng 3.1. ta sẽ thấy rõ hơn về hiện trạng sử dụng đất của huyện Sìn Hồ năm 2015.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sìn Hồ

Đơn vị:Ha

stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng 152.696,02 152.696,03 152.700,20 I Đất nông nghiệp 87.533,96 139.412,68 69.568,20

1 Đất sản xuất nông nghiệp 24.337,58 30.227,61 30.903,30 2 Đất trồng cây hàng năm 16.899,16 17.722,88 20.014,60

Đất trồng lúa 5.754,34 5.301,08 5.642,60

3 Đất lâm nghiệp 63.010,61 109.002,67 38.457,80

4 Đất nuôi trồng thủy sản 173,60 182,40 207,10

5 Đất nông nghiệp khác 12,17

II Đất phi nông nghiệp 7.581,11 2.882,53 6.967,90 III Đất chƣa sử dụng 57.580,95 10.400,82 76.164,10

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Sìn Hồ)

Một thế mạnh của huyện Sìn Hồ là diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển huyện Sìn Hồ theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo.

Hình 3.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Sìn Hồ

0 20 40 60 80 100 2013 2014 2015 57.3 91.3 45.6 5.1 1.9 4.6 37.6 6.8 49.8

Qua bảng số liệu và hình có thể thấy rằng: trong tổng diện tích đất của huyện Sìn hồ thì đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất, năm 2013 đất nông nghiệp là 87.533,96 ha chiếm tỷ lệ 57,3% trong tổng quỹ đất, đến năm 2014 diện tích đất này tăng mạnh chiếm 139.412,68 ha do lãnh đạo huyện có biện pháp chuyển đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, năm này đạt tỷ lệ cao nhất là 91,3%, sang năm 2015 diện tích đất nông nghiệp lại sụt giảm chỉ còn 69.568,20ha chiếm tỷ lệ 45,6% do một số quỹ đất này chưa canh tác đưa vào sử dụng, đồng thời điều đó cũng làm cho diện tích đất chưa sử dụng tăng từ 10.400,82ha năm 2014 lên 76.164,10 vào năm 2015. Diện tích đát phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất là năm 2013 với 7.581,11ha chiếm tỷ lệ 5.1% giảm xuống chỉ còn 2.882,53ha chiếm tỷ lệ 1.9% trong năm 2014 nhưng đến năm 2015 diện tích đất này tăng lên là 6.967,90ha với tỷ lệ 4,6% do đất nông nghiệp thu hẹp, chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều này đặt ra yêu cầu cho huyện cần quan tâm đầu tư h ệ thống thủy lợi để nâng cao hệ số và hiệu quả sử dụng đất thông qua tăng diện tích một vụ lúa sang diện tích hai vụ lúa hoặc một vụ lúa một vụ ngô song song với việc trồng các giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao để nâng cao sản lượng lương thực và đảm bảo an ninh lương thực.

+ Diện tích đất cây lâu năm lớn là thuận lợi để huyện phát triển vùng cây công nghiệp quy mô tập trung, trong đó có cây cao su và từng bước trồng thí điểm cây mắc ca (tỉnh Lai Châu đã trồng thử nghiệm 170 ha cây mắc ca, bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng và phát triển khá tốt, một số cây trồng đã ra hoa kết quả), phát triển cây ăn quả ôn đới.

+ Với l ợi thế v ề diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người lớn là thế mạnh cho huy ện trong phát triển chăn nuôi đại gia súc (giống trâu của Lai Châu có tầm vóc to vạm vỡ, sức sản xuất cao, gen di truyền ổn định có ưu thế hơn hẳn giống trâu ở các tỉnh vùng TDMNPB khác nên có giá trị kinh tế cao). Để hoạt động chăn thả gia súc không ảnh hưởng đến thâm canh tăng vụ, phát triển cây công nghiệp, dễ dàng trong phòng chống, kiểm soát bệnh dịch thì trong những năm tới huyện sẽ quy hoạch đất trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc t ại một xã như Nậm Hăn, Noong Hẻo, Làng Mô.

+ Diện tích đất lâm nghiệp có r ừng lớn, bình quân 1,37 ha/người (bình quân của tỉnh 1,05 ha/người) là l ợi thể của huyện trong đảm bả o ổn định sinh kế , thu nhập của người dân thông qua giao khoán , bảo vệ, phát triển rừng để được trả phí dịch vụ môi trường rừng; là tiềm năng trong phát triển kinh tế rừng.

Các yếu tố về địa chất, thổ nhưỡng đất:

- Khu vực các xã vùng thấp: Thổ nhưỡng đất bao gồm các loại đất như đất

nâu đỏ, nâu vàng, đất phù sa… thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả.

- Khu vực vùng cao: Gồm các loại đất Feralit, đất nâu vàng phát triển trên núi đá vôi thích hợp trồng các loại cây dược liệu (xuyên khung, tam thất...), cây ăn quả và nhiều loại hoa, rau sạch có giá trị kinh tế cao.

- Các xã dọc sông Nậm Na: Gồm các loại đất Feralit, đất phát triển trên đá Macmabazơ và đá vôi phù hợp trồng và phát triển cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Như vậy, thổ nhưỡng đất huyện Sìn Hồ phù hợp cho việc bố trí một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp (cao su, sơn tra), hoa, cây dược liệu. Tuy nhiên, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, mùa mưa kéo dài (4 tháng mưa liên tục), trong khi tỷ lệ che phủ rừng thấp gây lên xói mòn, rửa trôi dẫn đến chất đất, dinh dưỡng của đất bị nghèo kiệt. Để phát huy tiềm năng đất đai của huyện, việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, nhất là bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và áp dụng phương thức canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề được đặt ra ở các năm tới.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Nằm trên độ cao trung bình 1.500m so với mặt biển nên thời tiết Sìn Hồ luôn mát mẻ. Trong một ngày, Sìn Hồ có đủ tiết của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, nhiệt độ trung bình hàng năm 20-220C. Tuy nhiên khí hậu của Sìn Hồ khắc nghiệt hơn 2 địa phương trên vì có sương muối, sương mù vào mùa khô và lũ quét, lũ ống vào mùa mưa. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.

- Vùng cao có khí hậu ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (trong thời gian này thường có sương muối, có nguy cơ gây ra những trận rét đậm, rét hại kéo dài). Nhiệt độ trung bình năm 16,7OC. Độ ẩm trung bình khoảng 84,2%.

- Vùng thấp và 2 xã dọc sông Nậm Na có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 25oC. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%.

- Lượng mưa bình quân hàng năm ở mức tương đối cao (khoảng 2.604 mm/năm) và phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm: các xã vùng cao ở mức 2600-2700 mm/năm; các xã vùng thấp và 2 xã dọc sông Nậm Na ở mức 2.480-2750mm/năm; lượng mưa cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm.

- Độ ẩm trung bình trong năm từ 80- 86 %, cao nhất là tháng 7 dao động từ 85- 90%, tháng thấp nhất vào tháng 3 dao động từ 70-80%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm từ 1850-1900 giờ.

Điều kiện khí hậu, thời tiết ở Sìn Hồ đa dạng và thích hợp cho phát triển một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, cây ăn quả ôn đới, hoa, dược liệu, cá nước lạnh, rau quả an toàn). Tuy nhiên, một số yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu như mưa đá, sương mù, gió lốc gây nguy hại tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Trải qua gần 60 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện: Từ điểm xuất phát thấp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tự cung tự cấp, đến nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định; Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,5%, đạt 100% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 07 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 33.760 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 400 kg. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,3%/năm (tính đến tháng 12/2015).

Tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị năm 2012 là 4.577 người chiếm tỷ lệ 5,5% trong tổng dân số của huyện, còn lại 94,5% là dân số nông thôn với 78.707 người

Bảng 3.2. Tình hình dân số và cơ cấu lao động huyện Sìn Hồ

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 1. Dân số trung bình Ngƣời 83.284 77.329 78.947 79.720

Thành Thị Người 4.577 4.663 4.775 4.509

Nông thôn Người 78.707 72.666 74.172 75.211

2. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 23 20 19 20 3. Lao động Ngƣời 44.079 42.631 43.574 45.922

3.1. LĐ NN-LN-TS Người 39.390 36.429 37.095 38.945

3.2. LĐ CN-XD Người 1.224 871 985 1.177

3.3. LĐ Dịch vụ Người 3.465 5.331 5.494 5.800

4. Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

4.1. LĐ NN-LN-TS % 89,36 85,45 85,13 84,81

4.2. LĐ CN-XD % 2,78 2,04 2,26 2,56

4.3. LĐ Dịch vụ % 7,86 12,51 12,61 12,63

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sìn Hồ)

Cơ cấu lao động của huyện Sìn Hồ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2012 lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 89,36% trong tổng số lao động, đến năm 2013 giảm chỉ còn 85,45%, đến năm 2015 chỉ còn 84,81%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng thấp nhất, tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2,04%-2,78%. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại có chiều hướng gia tăng do lao động ngành nông nghiệp giảm chuyển sang lao động trong ngành dịch vụ, năm 2012 tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ là 7,86% đến năm 2013 tăng lên chiếm 12,51% và năm 2015 chiếm 12,63%. Lao động dịch chuyển kéo theo sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế nông hộ. Khi cơ cấu và trình độ lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao, ngược lại trình độ lao động thấp sẽ khiến cho người lao động khó tiếp cận với công nghệ cao. Tuy nhiên trình độ lao động qua đào tạo nghề tăng thì họ có cơ hội tham gia các lĩnh vực ngành nghề khác nhiều hơn.

Hình 3.2. Cơ cấu lao động huyện Sìn Hồ

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như nâng cao phúc lợi của hộ gia đình. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bước được quan tâm nâng cấp.

a. Mạng lƣới giao thông

- Đường tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 02 tuyến đường tỉnh lộ kết nối Sìn Hồ với các địa phương: Đường tỉnh lộ 128: Chăn Nưa - Thị trấn Sìn Hồ, dài 38 km và đường tỉnh lộ 129: Từ thành phố Lai Châu - Thị trấn Sìn Hồ: 60 km (đang được đầu tư nâng cấp mở rộng).

- Các tuyến đường giao thông chính giữa các vùng, các xã trong huyện đã được đầu tư gồm: Đường Seo Lèng - Nậm Tăm - Pa Khoá - Noong Hẻo - Căn Co - Nậm Mạ - Nậm Cuổi - Nậm Hăn; Nậm Tăm - Nậm Cha; Tà Ghênh - Nậm Mạ Thái - Ma Quai; Tà Ghênh - Nậm Pậy. 75 80 85 90 95 100 2012 2013 2014 2015 89.36 85.45 85.13 84.81 2.78 2.04 2.26 2.56 7.86 12.51 12.61 12.63 NN-LN-TS CN-XD Dịch vụ

- Hệ thống đường huyện: Tổng chiều dài đường huyện trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)