Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 40 - 41)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Đề tài khai thác thông tin thứ cấp từ các báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu từ 2009-2015, niên giám thống kê tỉnh Lai Châu từ năm 2009- 2015 và các tài liệu khác thu thập từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như Ban Quản lý dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La huyện, Phòng Lao động - TB&XH huyện, Chi cục thống kê huyện, Văn phòng HĐND-UBND huyện và đặc biệt là Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện.

Các công trình đã công bố, các báo cáo các cơ quan chức năng về mặt dân số, lao động, đất đai, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình huyện Sìn Hồ.

- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có điều

kiện. Số liệu được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra các hộ gia đình tại các xã trên địa bàn huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu.

Tiến hành chọn mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân (bằng phiếu điều tra). Trên địa bàn huyện Sìn Hồ và lấy ra 03 xã mang tính đại diện cao. Điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động đời sống của hộ nông dân, nguồn vốn, những hỗ trợ của chính truyền địa phương. Việc thu thập số liệu các hộ được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra.

Dựa trên thực trạng phát triển kinh tế của hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện Sơn La, tác giả thiết kế mẫu phiếu theo những nội dung quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình, tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi và những phản ánh, những mong muốn để kinh tế gia đình phát triển ổn định. Thu thập thông tin như Tên, tuổi, trình độ văn hoá, chuyên môn,..., Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập của hộ gia đình trong năm 2015.

Bước 2: Chọn mẫu điều tra.

Mỗi xã chọn ra 100 hộ. Tổng số 300 hộ điều tra. Tiến hành lập danh sách các hộ theo hướng từ Bắc - Nam hoặc Đông - Tây) và đánh thứ tự từ 1 đến hết.

Khoảng cách

chọn hộ (k) =

Tổng số hộ trong xã 100 (hộ mẫu)

Hộ đầu tiên được chọn là hộ nằm ở vị trí giữa trong danh sách hộ, các hộ thứ 2, thứ 3 được chọn theo công thức h+k; h+2k;... |h-k|; |h-2k|...Cách chọn mẫu này có ý nghĩa trong việc chọn hộ có tính đại diện cho cả địa bàn nghiên cứu, không chọn liên tục những hộ gần kề nhau có nhiều nét tương đồng.

Bước 3: Tổng hợp số liệu, phân tích tích số liệu trên cơ sở phân tổ thống kê.

Sau khi thu thập, toàn bộ những thông tin thứ cấp được kiểm tra ở ba khía cạnh: đầy đủ, chính xác kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Kết quả điều tra được tác giả sử dụng đánh giá, phân tích theo những nội dung phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý phát triển kinh tế hộ gia đình vùng tái định cư thủy điện sơn la tạ huyện sìn hồ tỉnh lai châu​ (Trang 40 - 41)