Cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm sáng tác của Hoàng Quảng Uyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nguyễn ái quốc hồ chí minh trong tiểu thuyết trông vời cố quốc của hoàng quảng uyên (Trang 33 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm sáng tác của Hoàng Quảng Uyên

1.2.1. Cuộc đời

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên (tên khai sinh là Hoàng Dương Quý), sinh ngày 27/ 9/ 1950, dân tộc Nùng, tại làng Pác Cam, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng; hiện cư trú tại Tổ 8, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Bút danh Hoàng Quảng Uyên được lấy từ họ Hoàng ghép với tên huyện Quảng Uyên (nơi ông được sinh ra).

Thuở nhỏ, ông học trường cấp 1 và cấp 2 tại trường huyện Quảng Uyên, sau đó thi đỗ vào lớp chuyên Toán tại Trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng, học chuyên nghiệp Khoa Vật Lý, Trường Đại học sư phạm Việt Bắc (nay là trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên). Mặc dù theo học khối khoa học tự nhiên nhưng ông lại có niềm say mê đặc biệt đối với văn học. Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông có hơn 7 năm (từ năm 1973 đến năm 1980) gắn bó với sự nghiệp giáo dục và với các em học sinh. Do say mê với văn chương và say mê khám phá đời sống xã hội, ông đã chọn một hướng đi mới. Từ năm 1980, làm báo và công tác tại Đài phát thanh tỉnh Cao Bằng và bắt đầu viết văn. Năm 1986, Hoàng Quảng Uyên thi đỗ và theo học Trường viết văn Nguyễn Du (khóa 3). Đến năm 1990, Hoàng Quảng Uyên nghỉ chế độ khi ông vừa tròn 39 tuổi.

Từ năm 1998 đến năm 2000, Hoàng Quảng Uyên công tác ở báo Văn nghệ (phóng viên hợp đồng). Năm 2006, Hoàng Quảng Uyên là đặc phái viên của Hội nhà văn Việt Nam sang Trung Quốc để tìm hiểu khoảng thời gian 2 năm (1942 – 1943) Chủ tịch Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giữ ở Quảng Tây – Trung Quốc, bị đày ải trong các nhà tù và sáng tác tập

thơ Nhật kí trong tù. Kết quả chuyến đi này, ông viết 2 cuốn: Đi tìm Nhật

ký trong tù: Những câu chuyện nhỏ (2010), Đi tìm Nhật ký trong tù: Số

phận và lịch sử (2010). Đến năm 2007, Hội nhà văn Việt Nam mở trại sáng

tác tiểu thuyết, từ đó Hoàng Quảng Uyên “gõ cửa” với thể loại tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết lịch sử.

1.2.2. Sự nghiệp

Nhìn chung, văn xuôi các dân tộc thiểu số ra đời muộn, phát triển chậm và không đồng đều. Trong sự hình thành văn xuôi các dân tộc thiểu số, văn học của người Việt (dân tộc Kinh) có ảnh hưởng rất lớn. Từ 1945 đến 1975, nhiều nhà văn dân tộc thiểu số đã tìm được cho mình một phong cách sáng tác riêng với nhiều hình thức thể hiện mới mẻ, độc đáo nhằm đem lại cho độc giả có cái nhìn chân thực, toàn diện, đầy đủ hơn về bức tranh hiện thực cuộc sống và con người đồng bào dân tộc thiểu số như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Nông Viết Toại. Sau năm 1975, có nhiều nhà văn vừa sáng tác bằng tiếng dân tộc vừa sáng tác bằng tiếng Việt, nhưng cũng có nhà văn chỉ sáng tác bằng tiếng Việt, ví dụ như: Y Phương, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn…

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên là cây bút trưởng thành sau năm 1975, nhất là sau đổi mới năm 1986. Trong vòng hơn 20 năm cầm bút, ông đã có một sự nghiệp sáng tác đáng tự hào và có giá trị thể hiện trên nhiều thể loại khác nhau: Kí, tiểu thuyết, phóng sự… Các tác phẩm tiêu biểu như: Hai tập truyện: Kim

Đồng (1996), Đức Thanh - người anh đội nhi đồng cứu quốc (2012); Hai tập

kí: Buồn vui (1999), Vọng tiếng non ngàn (2001); Ba tập lí luận phê bình văn

Đi tìm nhật kí trong tù: Những câu chuyện nhỏ (2010); Kịch bản phim truyện:

Mật đắng (2002) và nhiều kịch bản phim tài liệu; Một vở kịch: Nước mắt rừng

Pác Bó (2010) và 3 tập tiểu thuyết lịch sử: Mặt trời Pác Bó (2010) và Giải phóng

(2013), Trông vời cố quốc (2017). Trong đó, có nhiều tác phẩm của ông đạt đuợc trao giải thưởng. Cụ thể: Buồn vui - tập kí (NXB Văn hoá dân tộc, 1999) được

trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 1999; Thầy

giáo Đại học - kí được trao giải B (Không có giải A) - Bộ Đại học, Trung học

chuyên nghiệp 1988; Một mình trong cõi thơ - tập tiểu luận - Chân dung văn học (NXB Văn hoá dân tộc, 2000) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật

các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2000, Vọng tiếng non ngàn- tập kí (NXB Văn

hóa dân tộc 2001) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2001; trong cuộc vận động sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cuốn Mặt trời Pác Bó được trao giải A (năm 2010) Hội Nhà văn Việt Nam, cuốn Giải phóng được trao giải B (năm 2013) Ban

Tuyên giáo Trung ương và cuốn Trông vời cố quốc được Tặng thưởng văn học (năm 2018) của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với những đóng góp ấy, Lưu Thúy Lan đánh giá trong luận văn thạc sỹ 2014: “Nhà văn Hoàng Quảng Uyên từng bước khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam” [29, tr.19].

1.2.3. Quan niệm sáng tác

Hoàng Quảng Uyên là một nhà văn người dân tộc thiểu số, cũng giống như các nhà văn dân tộc thiểu số khác, ông cũng luôn tìm tòi trong sáng tác để có hướng đi riêng. Trong sáng tác về đề tài lãnh tụ, ông cũng có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Ở tiểu thuyết lịch sử, ông đặt dấu ấn với bộ 3 tiểu thuyết về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đó là Mặt trời Pác Bó (2010) và Giải

phóng (2013), Trông vời cố quốc (2017),

Với 3 tiểu thuyết trên, tác giả tập trung khai thác giai đoạn hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ 1911 đến 1954. Trong

cuộc trò chuyện giữa tác giả với Phạm Vũ, nhà văn đã khẳng định “Tôi viết tiểu thuyết trên nền lịch sử chứ không phải viết lịch sử” [66, tr.5]. Chính từ quan niệm này mà ông đã dấn thân viết về một đề tài rất khó, đã rất nhiều người viết và viết thành công trước đó, đó là viết về lãnh tụ. Viết về một con người có tầm vóc lịch sử lớn lao, tính cách gần như đã được “khuôn” lại như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, quả là một khó khăn. Nhưng nhà văn quan niệm qua lời tâm sự “Trong cuốn này, tôi đã làm phong phú cho nhân vật của mình, đặc biệt là qua những suy tưởng. Nó đem lại một hình tượng Hồ Chí Minh nhiều hơn những gì mà mọi người thường biết qua báo chí và tư liệu lịch sử” [66, tr. 3]. Rồi trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn nhớ đến câu chuyện của nhà văn Bôn-đa-rep, khi được phóng viên hỏi rằng: "Hiện nay ai là viết về chiến tranh hay nhất?". Ông đã trả lời: "Nhà văn viết hay nhất về chiến tranh hiện nay đang ở trong các nhà trẻ”.

Chính vì vậy, trong ba cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về lãnh tụ, nhà văn tập trung khắc họa số phận nhân vật lịch sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Đó là số phận của bậc vĩ nhân, đặt trong số phận dân tộc. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã không chỉ phải vượt qua số phận của bản thân, mà còn phải vượt lên hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh dân tộc. Trong các sáng tác của mình, nhà văn muốn làm toát lên: Trong con người Hồ Chí Minh không chỉ có Khổng Tử, Thích Ca, Găng-đi, Tôn Dật Tiên, Các Mác…, mà còn rất Việt Nam, có hài hước trí tuệ dân gian của Trạng Quỳnh và tiên tri tài tình của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; con người Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại những rất gần gũi, giản dị.

1.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nguyễn ái quốc hồ chí minh trong tiểu thuyết trông vời cố quốc của hoàng quảng uyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)