7. Bố cục của luận văn
1.3.1. Thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về tiểu thuyết, theo cuốn Từ điển thuật
ngữ văn học do Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi chủ biên cho rằng
ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, nhiều bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng’’ [20, tr. 328]
Theo nguồn vi.wikipedia.org: “Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định” [78].
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã dẫn lại quan niệm của nhà văn Tô Hoài về tiểu thuyết như sau “Không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có khả năng tung hoành không bờ” [13, tr.12]. Như vậy, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác, là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.
Giáo sư, tiến sĩ Trần Đình Sử trong bài viết Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử (nguồn trandinhsu.wordpress.com): Ông nhận định: “Cái chính
của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kì lịch sử cụ thể không lặp lại đó. Sự kiện lịch sử là dấu ấn của một thời, không thể thiếu đối với tiểu thuyết lịch sử. Song chúng ta quá quen với một quan niệm về sự thật lịch sử như là một cái gì khách quan duy nhất, bất biến, chỉ thế này, không thể thế khác. Đó là vì chúng ta quá tin vào sử và là một nhầm lẫn. Sự thật lịch sử trước hết là một sự thật” [71].
Nguồn vietvan.com có bài viết Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan
niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Tiểu
thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác ở đối tượng và cách tiếp cận hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử đã đưa đến một cách lý giải con người dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử làm "đinh treo" vừa tận dụng kết hợp những đặc trưng thuộc về thể loại tiểu
thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ” [79].
Các tác giả biên soạn cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này” [20, tr.302]. Luận văn này, chủ yếu theo quan điểm trên khi nghiên cứu hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên.
Trong văn học Việt Nam hiện đại – đặc biệt là sau 30 năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, đề tài lịch sử trở thành một đề tài được quan tâm nhiều trong sáng tác văn học. Nhiều nhà văn đã mạnh dạn đề xuất những cách nhìn mới về lịch sử, mở rộng tầm nhìn với những “chiều cạnh” mới trong quá khứ, tạo cơ sở cho tiểu thuyết lịch sử phát triển phong phú, đa dạng với những xu hướng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nhà tiểu thuyết lịch sử khi sáng tác đã vừa đảm bảo được tính chính xác về “cái đã có” (sự thật lịch sử) vừa nói lên được “cái có thể có” (hư cấu nghệ thuật) về lịch sử trong tác phẩm. Nhiều tác giả có tác phẩm để lại dấu ấn trong bạn đọc như: Nguyễn Huy Tưởng với
Đêm hội Long trì (1942) , An Tư công chúa (1944), Sống mãi với thủ đô
(1960); Ngô Văn Phú với Gươm thần Vạn Kiếp (1991), Cờ lau dựng nước
(1999), Lý Công Uẩn (2006); Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly (2000), Mẫu
thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011)…