7. Bố cục của luận văn
1.3.2. Tiếu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên
Khi nghiên cứu về loại hình tiểu thuyết lịch sử, các nhà nghiên cứu đã phân chia thành hai khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử như sau:
Khuynh hướng thứ nhất: Đây là khuynh hướng sáng tác tôn trọng tối đa
vi cho phép để tái hiện sự thật lịch sử. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có: Hà Ân với Sát thát, Hoàng Quốc Hải với Bão táp triều Trần…
Khuynh hướng thứ hai: Đây là khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử
mà sự thật lịch sử chỉ là cái cớ để từ đó qua những hư cấu tự do, nhà văn gửi gắm dụng ý nghệ thuật của mình. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có các tác phẩm như: Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh …
Có thể nói, nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi viết tiểu thuyết lịch sử đã nghiên cứu khá kỹ khái niệm và đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử. Ông đã có những “thận trọng” nhất định khi viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Vì vậy, theo Lưu Thúy Lan trong luận văn thạc sỹ Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên (2014) cho rằng “Nhà văn Hoàng Quảng Uyên
là một cây bút mới với hai 2 cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng. Những sáng tác về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên luôn bám sát khuynh hướng thứ nhất, đó là tôn trọng tối đa sự kiện lịch sử và hư cấu sự kiện, nhân vật trong phạm vi cho phép. Nhân vật, sự kiện trong sáng tác của ông còn rất mới mẻ và xuất hiện trong một quá khứ gần, còn nóng hổi tính thời sự, đây cũng là một khó khăn mà nhà văn phải vượt qua. Đọc tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên viết về Bác Hồ cho ta thấy rõ điều đó. Ông viết theo trình tự niên biểu của hệ thống sự kiện có trong lịch sử, dù hư cấu có hạn chế nhưng vẫn theo nguyên tắc tôn trọng tối đa sự thật lịch sử” [29, tr. 20]. Đọc tiểu thuyết lịch sử Trông vời cố quốc (2017), có thể thấy nhà văn vẫn sáng tác theo khuynh hướng thứ nhất như đã viết hai cuốn tiểu thuyết lịch sử Mặt trời Pắc Bó, Giải
phóng trước đó. Đó là nhà văn tôn trọng tối đa tính khách quan, chính xác của
các sự kiện lịch sử, hư cấu trong phạm vi mức độ cho phép.
Tiểu kết:
Qua ba tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên nói riêng, cũng như những sáng tác về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung, có thể thấy, các tác giả luôn có ý thức khắc họa
hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại nhưng gần gũi, vĩ nhân nhưng đời thường. Qua từng tác phẩm, người đọc như thấy cả một chặng đường lịch sử chân thực mà nhân vật luôn là người thật, việc thật được hư cấu trong phạm vi và mức độ nhất định. Khi đọc những tác phẩm viết về Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, giúp người đọc như được sống trong “Thời đại Hồ Chí Minh”. Và điều quan trọng hơn cả là giúp cho người đọc các thế hệ cảm nhận, hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại và công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam.
Chương 2
HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH TRONG TIỂU THUYẾT TRÔNG VỜI CỐ QUỐC CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN - NHÌN
TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG