7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm, bông đùa
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn đối mặt với hiểm nguy dình dập, nhất là lại hoạt động ở nước ngoài. Yếu tố bí mật luôn đặt lên hàng đầu, nên trong mỗi trang văn, nhà văn luôn sử dụng giọng điệu ngợi ca để miêu tả. Vì vậy, hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn hiện lên mang vóc dáng của một lãnh tụ, vĩ nhân. Nhưng trong tác phẩm, tác giả cũng sử dụng giọng điệu hài hước, dí dỏm, bông đùa khi khắc họa hình
tượng nhân vật, để làm nổi bật lên một con người cũng rất giản dị, gần gũi, đời thường. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hồng Kông (Anh) bắt giam trong nhà tù tháng 6 năm 1931, đến 8 năm 1932 thì được trả tự do, sau này khi trả lời phỏng vấn một phóng viên nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời đầy hài hước, dí dỏm. Trong bài Hồ Chí
Minh: Niềm hy vọng lớn nhất của nhà văn Blaga Đimitrova (Bungari) kể “khi
trả lời câu hỏi của nhà báo nước ngoài: “Cụ đã ở tù bao nhiêu năm?” Người chỉ nói bằng ý rất thơ:
-Thời gian trong tù thì bao giờ cũng dài” [69, tr. 453].
Qua những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người đọc cũng nhận thấy giọng điệu hài hước, dí dỏm, bông đùa rất rõ. Trong tập Nhật ký trong tù viết khi Người bị Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây – Trung
Quốc từ tháng 8 năm 1942 đến 9 năm 1943, có những bài giọng điệu rất dí dỏm, hài hước.
“Đầy mình đỏ tím như hoa gấm, Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn;
Mặc gấm, bạn tù đều khách quý, Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm”
Sau này, làm Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác vẫn có những vần thơ với giọng điệu hài hước, dí dỏm, như bài Sáu mươi tuổi
“Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán, So với ông Bành vẫn thiếu niên, Ăn khỏe, ngủ khỏe, làm việc khỏe, Trần mà như thế kém gì tiên”
Dựa vào những chi tiết trên, khi viết Trông vời cố quốc, tác giả Hoàng
Quảng Uyên sử dụng giọng điệu hài hước, dí dỏm, bông đùa để xây dựng hình tượng nhận vật, nhằm giúp người đọc có thể cảm nhận trọn vẹn hơn hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Đoạn văn kể chuyện Hồ Quang (Nguyễn Ái Quốc) cùng với Phùng Chí Kiên, Lâm Bá Kiệt, Hoàng Văn Lộc từ Nam Ninh đi
huyện Điền Đông (Trung Quốc) để giữ bí mật, Hồ Quang đóng giả là ký giả của tờ báo Dân Thanh (Hồng Kông), chỉ biết tiếng Trung Quốc và một một số tiếng khác chứ không biết tiếng Việt, cho nên có việc gì cần trao đổi với những người trong đoàn, Nguyễn Ái Quốc nói tiếng Pháp qua phiên dịch là Lâm Bá Kiệt. Tình huống hài hước được kể như sau “Nhưng một tình huống tất ngờ xẩy ra khiến Hồ Quang “lộ vai”, nguyên do trên thuyền có người hút thuốc lá bên cạnh, sơ suất để tàn thuốc rơi xuống quần, bắt lửa, Hồ Quang buột miệng kêu: Cháy, cháy. Mọi người trong đoàn nhìn Hồ Quang xuýt bật cười nhưng kìm lại được” [65, tr. 580]. Cói thể nói, trong Trông vời cố quốc, nhà văn sử dụng giọng điệu hài hước, dí dỏm, bông đùa khi xây dựng hình tượng nhân vật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chiếm một tỉ lệ không nhiều. Nhưng khi sử dụng thì rất phù hợp, tạo được giá trị thẩm mỹ cao, giúp người đọc có thêm những cảm nhận về nhân vật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đó là: Người chiến sĩ cộng sản quốc tế, lãnh tụ của dân tộc nhưng không cao xa mà rất gần gũi, hòa đồng.