Quan niệm sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nguyễn ái quốc hồ chí minh trong tiểu thuyết trông vời cố quốc của hoàng quảng uyên (Trang 35 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3. Quan niệm sáng tác

Hoàng Quảng Uyên là một nhà văn người dân tộc thiểu số, cũng giống như các nhà văn dân tộc thiểu số khác, ông cũng luôn tìm tòi trong sáng tác để có hướng đi riêng. Trong sáng tác về đề tài lãnh tụ, ông cũng có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Ở tiểu thuyết lịch sử, ông đặt dấu ấn với bộ 3 tiểu thuyết về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đó là Mặt trời Pác Bó (2010) và Giải

phóng (2013), Trông vời cố quốc (2017),

Với 3 tiểu thuyết trên, tác giả tập trung khai thác giai đoạn hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ 1911 đến 1954. Trong

cuộc trò chuyện giữa tác giả với Phạm Vũ, nhà văn đã khẳng định “Tôi viết tiểu thuyết trên nền lịch sử chứ không phải viết lịch sử” [66, tr.5]. Chính từ quan niệm này mà ông đã dấn thân viết về một đề tài rất khó, đã rất nhiều người viết và viết thành công trước đó, đó là viết về lãnh tụ. Viết về một con người có tầm vóc lịch sử lớn lao, tính cách gần như đã được “khuôn” lại như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, quả là một khó khăn. Nhưng nhà văn quan niệm qua lời tâm sự “Trong cuốn này, tôi đã làm phong phú cho nhân vật của mình, đặc biệt là qua những suy tưởng. Nó đem lại một hình tượng Hồ Chí Minh nhiều hơn những gì mà mọi người thường biết qua báo chí và tư liệu lịch sử” [66, tr. 3]. Rồi trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn nhớ đến câu chuyện của nhà văn Bôn-đa-rep, khi được phóng viên hỏi rằng: "Hiện nay ai là viết về chiến tranh hay nhất?". Ông đã trả lời: "Nhà văn viết hay nhất về chiến tranh hiện nay đang ở trong các nhà trẻ”.

Chính vì vậy, trong ba cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về lãnh tụ, nhà văn tập trung khắc họa số phận nhân vật lịch sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Đó là số phận của bậc vĩ nhân, đặt trong số phận dân tộc. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã không chỉ phải vượt qua số phận của bản thân, mà còn phải vượt lên hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh dân tộc. Trong các sáng tác của mình, nhà văn muốn làm toát lên: Trong con người Hồ Chí Minh không chỉ có Khổng Tử, Thích Ca, Găng-đi, Tôn Dật Tiên, Các Mác…, mà còn rất Việt Nam, có hài hước trí tuệ dân gian của Trạng Quỳnh và tiên tri tài tình của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; con người Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại những rất gần gũi, giản dị.

1.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nguyễn ái quốc hồ chí minh trong tiểu thuyết trông vời cố quốc của hoàng quảng uyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)