7. Bố cục của luận văn
2.4.2. Bức tranh xã hội nơi xứ lạ
Bức tranh xã hội dưới con mắt của Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh được chia nhỏ ra thành nhiều bức tranh khác nhau: Đó là hiện thực xã hội ở các nước chính quốc, ở các nước thuộc địa và ở đất nước Lênin.
Ở các nước đế quốc, tiêu biểu là Pháp, Nguyễn Ái Quốc cũng “gặp những người dân nghèo, lam lũ, Văn Ba nhận xét “Ở Pháp cũng có người nghèo như bên xứ ta”” [65, tr. 31]. Trước anh đã có nhiều người viết về thực tại xã hội Pháp, trong đó phải nói đến nhà văn Ban Zắc với bộ Tấn trò đời
phơi bầy hiện thực xã hội Pháp; ngay cả nhà văn lãnh mạng Huygô cũng nhìn nhận xã hội Pháp như thế này: “Anh say mê, yêu kính Huygô vì những tác phẩm của ông mô tả đúng những vấn đề thực tế xã hội Pháp đương thời, thành công trong việc lột tả chế độ độc tài xấu xa, bộ mặt bẩn thỉu, tởm lợm của các đế chế Pháp dồn ép nhân dân vào con đường đau khổ. Nhà văn phân tích xã hội một cách sâu sắc để rồi rút ra kết luận, trong xã hội Pháp, người dân cày và người thợ phải nai lưng làm việc để nuôi sống bọn giàu sang...” [65, tr. 90].
Còn đây là nhận xét của Nguyễn Ái Quốc về nước Mỹ: “Xã hội Mỹ, xã hội được xem là hình ảnh khuôn mẫu, điển hình của sự tự do hóa ra lại là xã hội của bất bình đẳng, mất tự do, sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng chủng tộc thật rõ ràng” [65, tr. 43].
Bức tranh xã hội ở các nước thuộc địa hiện lên đầy tăm tối, dù là thuộc địa của Anh hay của Pháp... Ở các nước thuộc địa của Anh “Chỉ vài ngày ở xứ thuộc địa Anh Quốc này Văn Ba thấy cảnh đời nô lệ không khác gì ở xứ An Nam. Người dân chịu ách thống trị khắc nghiệt, vô nhân đạo của các tầng lớp thống trị” [65, tr. 29]. Còn ở các nước thuộc địa của Pháp, tại Đại hội Quốc tế Nông dân lần thứ nhất ngày 10/10/ 1923 tại Liên Xô, Nguyễn đã khẳng định “ Nông dân trong các thuộc địa của Pháp bị hai tầng bóc lột: Vừa như những người vô sản, vừa như những người bị mất nước. Ở Angiêri, những đất đai mầu mỡ được dành cho người Pháp. Còn người nông dân thì bị dồn vào sống trong vùng núi là nơi đất đai cằn cỗi và không thể canh tác được...” [65, tr. 171]. Còn ở Việt Nam “Nguyễn đã dùng hình ảnh nông dân An Nam giống như một người bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất để vạch trần những thủ đoạn dùng nhà thờ, thuốc phiện, rượu cồn, sưu cao, thuế nặng, trắng trợn cướp đoạn ruộng đất để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng” [65, tr. 172]
Trên đất nước Lênin: Đối lập với hiện thực xã hội ở các nước đế quốc, các nước thuộc địa là đất nước Liên Xô, đất nước của Lênin: “Mátxcơva sau gần ba năm đã có nhiều thay đổi. Đường phố Tơvéckaia được mở rộng. Nhiều ngôi nhà mới ốp đá đỏ bên ngoài đang mọc lên. Nhân dân ăn mặc đẹp hơn, hàng hóa bày bán ở các cửa hàng nhiều hơn. Ở ngoại thành, một vài chiếc máy kéo của nhà nước giúp nông dân cày đất...” [65, tr. 325]. Nguyễn đã nhìn thấy “Cuộc khủng hoảng kinh tế tàn phá các nước tư bản, đẩy nhân dân lao động tới sự nghèo khổ, cùng cực, trong khi đó đất nước Liên Xô vĩ đại đã có những bước tiến mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, mang lại hạnh phúc, ấm no cho quần chúng nhân dân lao động. Đó là hình ảnh tươi
đẹp và sinh động về một chế độ tươi đẹp của loài người, chế độ Cộng sản Chủ nghĩa” [65, tr. 403]. Đấy cũng là xã hội mà Nguyễn Ái Quốc mơ ước cho Việt Nam. Ở đó người lao động trở thành người làm chủ xã hội, không còn cảnh người bóc lột người.
Tiểu kết:
Có thể nói, tác giả Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng thành công hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên phương diện nội dung ở nhiều góc độ khác nhau: Đó người thanh niên trí thức hy sinh bản thân vì dân tộc, sớm bộc lộ những tố chất của vĩ nhân, của lãnh tụ, biết vượt qua khó khăn trong những hoàn cảnh thử thách nhất; đó là người chiến sỹ cộng sản kiên định quan điểm lập trường nhưng luôn tôn trọng tổ chức; đó là con người như bao con người bình thường khác luôn dành tình cảm tha thiết cho quê hương, người thân. Đúng như Giáo sư sử học Sác – Lơ Phuốc – Ni – Ô, Hội trưởng Hội hữu nghị Pháp – Việt nhận xét: “...Nguyễn Ái Quốc là người luôn kết hợp ba khía cạnh: Lãnh tụ dân tộc, nhà lãnh đạo cộng sản và đại diện của Quốc tế cộng sản” [56, tr. 608].
Chương 3