Ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật luôn phù hợp hoàn cảnh và đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nguyễn ái quốc hồ chí minh trong tiểu thuyết trông vời cố quốc của hoàng quảng uyên (Trang 91 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc Hồ

3.2.3. Ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật luôn phù hợp hoàn cảnh và đối tượng

Trong ba mươi năm bôn bả ở nước ngoài hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều vùng đất khác nhau, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau… Đến đâu, Nguyễn Ái Quốc cũng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của mỗi nền văn hóa đó, thích ứng với nền văn hóa đó để làm phong phú thêm cho tri thức của bản thân - trong đó có ngôn ngữ. Trước mỗi vùng khác nhau, mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau, Nguyễn Ái Quốc đều lựa chọn cho mình một phong cách ngôn ngữ phù hợp. Khi Nguyễn Ái Quốc làm bếp trong khách sạn Cáclôtôn ở Lôn Đôn dưới sự điều hành của “Vua bếp” Etscôphie (người Pháp). Khi thấy Nguyễn Ái Quốc nhặt riêng những thức ăn thừa của khách còn dùng được cho vào túi sạch (không vứi đi như những phụ bếp khác). Khi “vua bếp hỏi anh tại sao lại làm như thế? Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Dạ thưa –Nguyễn Tất Thành trả lời vua bếp bằng một thứ tiếng Pháp thành thục - không nên vứt đi một cách phí phạm, chúng ta có thể đem những thứ đó cho người nghèo! những người nghèo nhiều lắm, họ ở ngoài kia, ở khắp các phương trời châu Mỹ, châu Phi…”. Nguyễn Ái Quốc đã dùng chính ngôn ngữ Pháp để nói chuyện với một người Pháp tại nước Anh để nói nên quan điểm của mình về người lao khổ.

Ngày 24/6/1931, khi luật sư Lôdơbai vào trong nhà tù Víchtoria (Hồng Kông) gặp và nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc. Đây là cảm nhận của luật sư: “Trước mắt Lôdơbai là một thanh niên châu Á gày gò, da mặt tái xanh nhưng vẻ

cương nghị, trầm tĩnh, sự thông minh trong từng câu nói bằng giọng tiếng Anh chuẩn cùng đôi mắt sáng tinh anh làm cho luật sư thật sự xúc động…” [65, tr. 446].

Khi ăn tết với bà con Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh rất am hiểm phong tục tập quán và ngôn ngữ người dân. “Sáng mùng một tết Tân Tỵ, ông Cụ dậy sớm chúc tết bà cụ già nhà ông Hứa Gia Khởi, tặng mỗi cháu nhỏ một phong bao bằng giấy hồng điều trong có một đồng xu rồi cùng mọi người ra miếu thờ ở đầu thôn thắp hương, đến chúc tết từng nhà. Người già và trẻ nhỏ đều được ông cụ tặng phong bao, trên có ghi chữ Cung chúc tân xuân

mà ông cụ đã chuẩn bị từ trước. Dân làng ai cũng cố mời cán bộ đến nhà mình ăn tết…” [65, tr. 610].

Có thể nói, ngôn ngữ được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tác phẩm Trông vời cố quốc được sử

dụng linh hoạt, phù hợp với từng bối cảnh, sự kiện mà nhân vật trải qua. Qua đó, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật.

3.3. Giọng điệu nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nguyễn ái quốc hồ chí minh trong tiểu thuyết trông vời cố quốc của hoàng quảng uyên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)