2.1 .Ý nghĩa khoa học
6. Các phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Mục tiêu dạy học phân môn Kểchuyện ở Tiểu học
Giờ kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu thích kể chuyện của trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ công cụ mà môn kể chuyện sử dụng đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên dùng kể trước lớp. Các tác phẩm văn học có tác dụng rất lớn đến tâm hồn và cảm xúc của các em, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh.
Giờ kể chuyện góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ. Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học. Suốt những năm ở bậc Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại, gồm những tác phẩm văn học có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ
chuyện cổ tích đến chuyện hiện đại. Do đó vốn từ của học sinh được tích lũy dần. Đây là những hành trang quý sẽ theo em nhiều trong suốt cuộc đời của mình. Các chuyện kể còn chấp cách cho trí tưởng tượng của các em bay bổng. Cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo. Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng cho trẻ. Sống với các nhân vật trong chuyện, tư duy hình tượng cho trẻ được khơi gợi và có điều kiện phát triển cùng cảm xúc thẩm mỹ.
Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật. Do đó, kể chuyện là mảnh đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng của các em phát triển. Mặt khác, giờ kể chuyện phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh. Điều đáng chú ý, đây là một cách nổi trước đám đông một cách nghệ thuật. Còn phải rèn luyện để nắm được các thủ thuật hấp dẫn người nghe để có thể điều khiển được giọng kể hợp giọng kể, hợp với diễn biến từng loại chuyện khác nhau. Có thể nói ngôn ngữ “nói” được rèn luyện trong giờ kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật.
1.2.3. Tổ chức dạy Kể chuyện ở Tiểu học
a. Cách thức tổ chức một tiết dạy kể chuyện ở Tiểu học
Để tổ chức tốt một tiết kể chuyện ở Tiểu học giáo viên có thể tiến hành theo hai cách:
- Cách thứ nhất tiến hành hiện nay theo hướng dẫn chương trình của Bộ giáo dục đã quy định sẵn các truyện, cần kể từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học. Giáo viên là người chủ động kể lại câu chuyện có trong sách, hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn và cả câu chuyện.
- Cách thứ hai là tiến hành tổ chức cuộc thi kể chuyện để phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ.
Trong tiết kể chuyện do giáo viên và học sinh lựa chọn còn các truyện trong sách chỉ là một gợi ý. Từ những cách tổ chức giờ dạy kể chuyện như trên không nhất thiết người kể đầu tiên là giáo viên. Có thể trong tiết dạy giáo viên chỉ nêu đề tài, mỗi học sinh có nhu cầu riêng của mình xung quanh đề tài đã cho và kể lại. Lúc đó nghệ thuật kể phải làm sao cho hấp dẫn để nó gây sự hứng thú đối với người nghe.
Hai cách tổ chức tiết dạy kể tạo cho giáo viên và học sinh có vị trí chủ động khác nhau nhấn mạnh vào các yêu cầu rèn kĩ năng khác nhau, mỗi cách tổ chức kể chuyện tạo ra vai trò chủ động làm sao phải chú trọng đến học sinh để học sinh được nghe và kể lại cho mọi người cùng nghe.
b. Các hoạt động chính trong tiết kể chuyện là nghe và kể giáo viên và học
sinh. Do đó, kỹ năng kể chuyện và phương pháp điều khiển tiết kể chyện là của giáo viên, phương pháp rèn luyện và kỹ năng nghe và kể chuyện và kỹ năng điều khiển tiết kể chuyện của giáo viên. Tài kể chuyện của giáo viên có vai trò quan trọng trong tiết kể chuyện. Đó là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, là phương tiện đầu tiên để chuyển nội dung câu chuyện cần kể tới học sinh là các mẫu mực về kể chuyện cho học sinh noi theo, tài kể chuyện còn phụ thuộc vào năng khiếu nhưng chủ yếu do công phu luyện tập mà có. Chính vì vậy, người giáo viên cần:
- Nắm vững nội dung câu chuyện cần kể - Lựa chọn giọng điệu kể và ngôn ngữ
- Lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng làm kích thích hứng thú người nghe - Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ cho lời kể, cử chỉ và điệu bộ cho lời kể
- Với cấp Tiểu học, tranh ảnh minh họ có vai trò tác dụng kích thích trí tò mò và gây hứng thú cho các em. Sử dụng những tranh ảnh phù hợp đúng lúc, đúng chỗ là một nghệ thuật có sáng tạo.
Chương trình và sách giáo khoa có nội dung dạy học bắt đầu từ kì một lớp 1, mỗi tuần gồm 5 tiết ứng với 5 bài Tập đọc (có 3 bài đọc thêm).
Ở các lớp 2,3,4,5 chương trình cả năm đều gồm 33 tuần, sách giáo khoa in thành hai tập. Mỗi tuần ở lớp 4 có 2 tiết tập đọc, mỗi tiết có 40 phút. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 có cấu trúc gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm trong 3 tuần (riêng chủ điểm “Tiếng sáo diều” trong tuần 4), mỗi tuần có 2 tiết tập đọc gồm 2 bài học.
Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực học tập gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các em thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như sở thích, tính cách, ước mơ… cụ thể gồm:
Tập 1 gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:
-Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3) -Măng mọc thẳng (tuần 4, 5 ,6)
-Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9) -Có chí thì nên (tuần 11, 12, 13) -Tiếng sáo diều (tuần 14,15, 16, 17)
Tuần 10 dùng để ôn tập giữa kì 1, tuần 18 ôn tập cuối kì 1. Tập 2 gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần:
-Người ta là hoa đất (tuần 19, 20, 21) -Vẻ đẹp muôn màu (tuần 22, 23, 24) -Những người quả cảm (tuần 25, 26, 27) -Khám phá thế giới (tuần 29, 30, 31) -Tình yêu cuộc sống (tuần 32, 33, 34)
Tuần 28 dùng để ôn tập giữa kì 2, tuần 35 ôn tập cuối kì 2.
Như vậy, ta thấy sách giáo khoa lớp 4 có sự cụ thể. Số lượng chủ điểm nhiều với những tên gọi phong phú, hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú học tập cho học
sinh, các chủ điểm được sắp xếp một cách hợp lí và nội dung phù hợp với nhận thức của học sinh.
1.2.5. Dạy học tích hợp trong phân môn Kể chuyện lớp 4
Thống nhất với mục tiêu môn Tiếng Việt nói chung thì môn Tiếng Việt lớp 4 cũng góp phần hoàn thành mục tiêu đặt ra cho toàn cấp. SGK Tiếng Việt lớp 4 được biên soạn theo quan điểm tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.
SGK Tiếng Việt lớp 4 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, đó là sự tổng hợp trong một đơn vị học, thậm trí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Bằng cách đó có thể tích hợp bằng nhiều cách khác nhau.
1.2.5.1. Giới thiệu chương trình dạy học Kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Tiếng Việt lớp 4
Tìm hiểu về nội dung, chương trình phân môn Kể chuyện lớp 4 theo chương trình giáo dục, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về nội dung số lượng cách trình bày và sự phân bố các bài kể chuyện mà các em được đọc nhằm giúp các em củng cố lại hệ thống kiến thức mà các em học trước đó.
So với các câu chuyện lớp 2,3 thì các câu chuyện lớp 4,5 có độ dài lớn hơn, tình tiết phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn. Những câu chuyện này nói về những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải rèn luyện gắn với các chủ điểm học tập.
Các bài kể chuyện lớp 4 được phân bố theo các phần như sau: 1. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Sự tích hồ Ba Bể). 2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (thơ về Nàng tiên ốc và kể lại). 3. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một truyện về lòng nhân hậu). 4. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một nhà thơ chân chính).
5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về tính trung thực). 6. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một truyện về lòng tự trọng).
7. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lời ước dưới trăng).
8. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí).
9. Kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia (kể về một ước mơ đẹp của em hoặc bạn bè hay người thân).
10. Ôn tập.
11. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bàn chân kì diệu).
12. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể lại một câu chuyện về một người có nghị lực).
13. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó)
14. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Búp bê của ai).
15. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em).
16. Kể chuyện được chứng kiến, tham gia (kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em).
17. Kể chuyện đã nghe cô kể trên lớp. 18. Ôn tập.
(Học kỳ I)
19. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bác đánh cá và hung thần). 20. Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
21. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể lại một câu chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết).
23. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh về cuộc chiến tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác).
24. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện về em hoặc người xung quanh đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng, đường phố, trường học, xanh, sạch, đẹp).
25. Kể chuyện đã được nghe thầy cô kể trên lớp (Những chú bé không chết).
26. Kể chuyện đã nghe, đọc(kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm). 27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia).
28. Ôn tập.
29. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Đôi cánh của ngựa trắng). 30. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm).
31. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia).
32. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Khát vọng sống)
33. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời).
34. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện về một người vui tính mà em biết).
35. Ôn tập (Học Kỳ II)
Với hệ thống bài tập đọc kể chuyện trong sách giáo khoa, khi tiến hành khảo sát, giáo viên đều có những nhận xét rằng nội dung các bài đã phù hợp với chủ điểm của các đơn vị học, với tâm lý học sinh lớp 4 và phù hợp với nhận thức của các em. Nội dung bài học phong phú, đa dạng bao quát được các vấn đề như
nghị lực cuộc sống vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, tình yêu thương với con người, muông thú, lòng dũng cảm, vươn tới ước mơ.
1.2.5.2. Thực trạng vận dụng quan điểm tích hợp trong giờ Kể chuyện ở Tiểu học Tiểu học
1.2.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tôi phát phiếu điều tra để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên Tiểu học đối với việc dạy học Kể chuyện theo quan điểm tích hợp.
Mục đích điều tra
Mục đích điều tra là tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò , ý nghĩa của việc dạy học theo quan điểm tích hợp nói chung và dạy học theo quan điểm tích hợp trong phân môn Kể chuyện nói riêng. Từ đó, đưa ra phân tích, đánh giá về thực trạng dạy học Kể chuyện và một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học phân môn Kể chuyện lớp 4.
Đối tượng và địa bàn điều tra
Đối tượng điều tra: 22 giáo viên các khối lớp và 216 học sinh lớp 4.
Địa bàn điều tra: trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Nội dung điều tra
Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh lớp 4 thuộc trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Mặt khác, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Quan sát, trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia…
Nội dung phiếu thăm dò ý kiến ( phụ lục ) * Thống kê
Tổng số phiếu phát ra: 238
Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc tích hợp trong dạy học kể chuyện , chúng tôi đã khảo sát, tiến hành tổng hợp và có được bảng thống kê sau:
Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất cần thiết 7 31,82
Cần thiết 14 63,64
Bình thường 1 4,54
Không cần thiết 0 0
Tổng số 22 100
Qua bảng số liệu, có thể thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện. Khi được hỏi về sự cần thiết của quan điểm việc tích hợp trong dạy học kể chuyện, có đến 14 giáo viên được khảo sát chiếm 63,64 % cho là cần thiết. Không có giáo viên nào nghĩ rằng việc tích hợp trong dạy học kể chuyện là không cần thiết và số giáo viên cho là bình thường rất thấp chỉ có 1 người (4,54 % ). Bên cạnh đó có 7 giáo viên (31,82 %) cho là rất cần thiết. Rõ ràng số lượng câu trả lời của giáo viên tương ứng nêu trên, ta có thể kết luận: Quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện đa số giáo viên cho là cần thiết.
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của quan điểm tích hợp dạy học kể chuyện
Bảng 1.3: Cảm nhận của học sinh khi giáo viên thiết kế và sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất hứng thú 134 62,03
Hứng thú 76 35,19
Bình thường 6 2,78
Không hứng thú 0 0
Nói về cảm nhận của bản thân khi được học phân môn Kể chuyện thông qua việc tích hợp trong dạy học kể chuyện của thầy (cô), có 134 học sinh (62,03 %) trả lời rất hứng thú; 76 học sinh (35,19 %) cho rằng mình hứng thú; chỉ 6 học sinh (2,78 %) có suy nghĩ điều đó là bình thường và không có học sinh nào khi được hỏi suy nghĩ rằng không hứng thú được học phân môn Kể chuyện thông qua quan điểm tích hợp. Điều này cho thấy: Học sinh rất hứng thú với tiết học
Kể chuyện sử dụng quan điểmtích hợp.
Cũng với nội dung này, giáo viên đánh giá thái độ của học sinh trong giờ
Kể chuyện khi giáo viên sử dụng quan điểmtíchhợp vào quá trình giảng dạy,
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng quan điểmtích hợp vào quá trình giảng dạy Kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất hứng thú 13 59,09
Hứng thú 9 40,91
Bình thường 0 0
Không hứng thú 0 0
Tổng số 22 100
Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng quan điểm tích hợp vào quá trình giảng dạy Kể chuyện, có 13 giáo viên (59,09 %) trả lời rất hứng thú; 9 giáo viên (40,91 %) nghĩ rằng học sinh sẽ hứng thú; không có giáo viên nào có suy nghĩ học sinh sẽ cảm thấy bình thường và