Giới thiệu chương trình dạy học Kểchuyện trong sách giáo khoa Tiếng

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 32 - 35)

2.1 .Ý nghĩa khoa học

6. Các phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.5.1. Giới thiệu chương trình dạy học Kểchuyện trong sách giáo khoa Tiếng

được biên soạn theo quan điểm tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.

SGK Tiếng Việt lớp 4 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, đó là sự tổng hợp trong một đơn vị học, thậm trí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Bằng cách đó có thể tích hợp bằng nhiều cách khác nhau.

1.2.5.1. Giới thiệu chương trình dạy học Kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Tiếng Việt lớp 4

Tìm hiểu về nội dung, chương trình phân môn Kể chuyện lớp 4 theo chương trình giáo dục, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về nội dung số lượng cách trình bày và sự phân bố các bài kể chuyện mà các em được đọc nhằm giúp các em củng cố lại hệ thống kiến thức mà các em học trước đó.

So với các câu chuyện lớp 2,3 thì các câu chuyện lớp 4,5 có độ dài lớn hơn, tình tiết phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn. Những câu chuyện này nói về những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải rèn luyện gắn với các chủ điểm học tập.

Các bài kể chuyện lớp 4 được phân bố theo các phần như sau: 1. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Sự tích hồ Ba Bể). 2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (thơ về Nàng tiên ốc và kể lại). 3. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một truyện về lòng nhân hậu). 4. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một nhà thơ chân chính).

5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về tính trung thực). 6. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một truyện về lòng tự trọng).

7. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lời ước dưới trăng).

8. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí).

9. Kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia (kể về một ước mơ đẹp của em hoặc bạn bè hay người thân).

10. Ôn tập.

11. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bàn chân kì diệu).

12. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể lại một câu chuyện về một người có nghị lực).

13. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó)

14. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Búp bê của ai).

15. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em).

16. Kể chuyện được chứng kiến, tham gia (kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em).

17. Kể chuyện đã nghe cô kể trên lớp. 18. Ôn tập.

(Học kỳ I)

19. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bác đánh cá và hung thần). 20. Kể chuyện đã nghe, đã đọc.

21. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể lại một câu chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết).

23. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh về cuộc chiến tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác).

24. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện về em hoặc người xung quanh đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng, đường phố, trường học, xanh, sạch, đẹp).

25. Kể chuyện đã được nghe thầy cô kể trên lớp (Những chú bé không chết).

26. Kể chuyện đã nghe, đọc(kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm). 27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia).

28. Ôn tập.

29. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Đôi cánh của ngựa trắng). 30. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm).

31. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia).

32. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Khát vọng sống)

33. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời).

34. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (kể một câu chuyện về một người vui tính mà em biết).

35. Ôn tập (Học Kỳ II)

Với hệ thống bài tập đọc kể chuyện trong sách giáo khoa, khi tiến hành khảo sát, giáo viên đều có những nhận xét rằng nội dung các bài đã phù hợp với chủ điểm của các đơn vị học, với tâm lý học sinh lớp 4 và phù hợp với nhận thức của các em. Nội dung bài học phong phú, đa dạng bao quát được các vấn đề như

nghị lực cuộc sống vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, tình yêu thương với con người, muông thú, lòng dũng cảm, vươn tới ước mơ.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)