Tổ chức dạy học Kểchuyện có kết hợp sử dụng đồ dùng học tập của

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 51 - 57)

2.1 .Ý nghĩa của quan điểm dạy học tíchhợp trong phân môn Kểchuyện lớp 4

2.2. Một số biện pháp dạy học Kểchuyện theo quan điểmtích hợp

2.2.1.1.1. Tổ chức dạy học Kểchuyện có kết hợp sử dụng đồ dùng học tập của

các môn nghệ thuật khác

Để tổ chức một giờ kể chuyện tích hợp thành công, không thể thiếu sự kết hợp sử dụng đồ dùng học tập với các môn nghệ thuật khác.Các phương tiện dạy học trong môn kể chuyện là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nội dung và việc đổi mới phương pháp dạy học, là công cụ mà giáo viên sử dụng để thực hiện hoạt động giảng giải của mình, thông qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình học.

a. Kết hợp sử dụng tranh minh họa thông qua môn mĩ thuật:

* Giới thiệu: Đơn giản khi tích hợp để khai thác triệt để khả năng biểu đạt của tranh ảnh thông qua môn mĩ thuật, chúng ứng dụng hầu hết các bài kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Đây chính là sự kết hợp không thể thiếu giữa văn bản ngôn từ với hình ảnh (giáo cụ trực quan) để vận dụng. Và các loại hình tranh ảnh cũng rất đa dạng, dưới nhiều hình thức như:

+ Đối với mô hình tranh (tranh cuộn, tranh cát, tranh 3d, tranh in …) cần yêu cầu giáo viên khéo léo, vẽ đẹp, sử dụng khổ giấy có chiều dài tương đối để mô tả mô hình cho học sinh quan sát.

+ Đối với loại hình tranh cát, đây là loại hình tranh có tính nghệ thuật cao, rất nhiều giáo viên sẽ không có đủ khả năng khéo léo để thực hiện, và việc chuẩn bị cũng khá kì công. Vì vậy, giáo viên có thể cho học sinh tham khảo video trên máy tính thông qua trình chiếu để minh họa câu chuyện.

+ Đối với tranh in, bạn chỉ cần lấy máy tính, chụp hình trong sách giáo khoa sau đó ken vào máy tính dùng máy in màu in ra thành từng tờ rồi đóng thành quyển.

* Một số mô hình tranh:

(Hình 2.1: Mô hình tranh 3D)

(Hình 2.2: Mô hình tranh cát)

* Mục đích sử dụng: Bộ tranh đặc biệt có ý nghĩa đối với phân môn Kể

chuyện. Sau khi được nghe cô giáo giảng, hướng dẫn, học sinh sẽ kể chuyện theo

tranh, thoát li khỏi câu từ trong sách giáo khoa. Việc làm này sẽ giúp học sinh ghi nhớ nội dung bài học tốt hơn, học sinh phải hiểu nội dung bài học mới có thể kể lại câu chuyện thông qua các tranh có sẵn bằng lời văn của mình. Bộ tranh này không chỉ giúp các em hiểu được nội dung bài học mà còn phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng ghi nhớ, kĩ năng giao tiếp và mở rộng vốn từ cho học sinh. Với bộ tranh này thì người giáo viên rất tiện lợi trong việc giảng dạy, dễ sử dụng, dễ bảo quản và khó hư hỏng.

* Ứng dụng: Sử dụng hình thức tranh minh họa khá phổ biến và được áp

dụng hầu hết các câu chuyện trong chương trình của phân môn Kể chuyện lớp 4.

b. Kết hợp sử dụng mô hình đóng kịch rối trong nghệ thuật múa rối: * Giới thiệu: Không chỉ thông qua môn mĩ thuật mà các loại đồ dùng học

tập ứng dụng trong các giờ Kể chuyện lớp 4 còn hiện lên dưới hình thức của những con rối trong môn nghệ thuật múa kịch rối.Trước kia các tác phẩm múa rối chuyển thể từ các tác phẩm văn học, mọi người muốn xem phải chờ đến hội hè, các ngày lễ lớn,… mới được xem. Nhưng bây giờ thì khác, ngay lứa tuổi từ tiểu học đã được tiếp xúc với loại hình này thông qua các môn học, các hoạt động. Hiện nay, các loại rối mà trường tiểu học sử dụng là rối bàn tay, ngón tay, rối que, rối đẩy, rối dây, rối bóng, rối hình khối, rối bóng…Việc đóng kịch dối để lột tả một câu chuyện là cả một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo và linh hoạt.

* Một số mô hình rối:

(Hình 2.3: Mô hình rối que)

+ Mô hình đồ dùng này cũng rất dễ sử dụng và có thể áp dụng ở hầu hết các câu chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 ví dụ như (nàng tiên ốc, búp bê của ai, bác đánh cá và gã hung thần, con vịt xấu xí, đôi cánh của ngựa trắng,…)

* Mục đích: Việc đưa rối vào phần lớn giới thiệu bài, phần nội dung hay phần kết thúc giúp trẻ dễ tiếp thu, ham thích học, tiết dạy cũng sôi nổi hẳn lên. Có thể nói đây là một cách thức minh họa hình ảnh, chi tiết rất trân thực. Với mô hình này thì người giáo viên rất tiện lợi trong việc giảng dạy, dễ sử dụng, dễ bảo quản và khó hư hỏng.

* Ứng dụng: Sử dụng hình thức tranh minh họa khá phổ biến và được áp

dụng hầu hết các câu chuyện trong chương trình của phân môn Kể chuyện lớp 4.

c. Kết hợp sử dụng dụng cụ tạo âm thanh từ môn âm nhạc:

* Giới thiệu: Đồ dùng học tập có vai trò quan trọng đối với việc học tập của

các em học sinh, là phương tiện giúp các em chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng hơn. Trong quá trình học kể chuyện chúng không chỉ là đồ dùng góp phần tăng kịch tính, tiết tấu của các sự việc có trong truyện mà còn là đồ chơi giúp các em giải trí khi căng thẳng, thông qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình học.

* Một số dụng cụ âm thanh:

(Hình 2.5: Mô hình trống cơm)

(Hình 2.6: Mô hình phách tre)

* Mục đích: Mô hình dụng cụ âm thanh khi được sử dụng tích hợp, lồng ghép vào trong giờ Kể chuyện không những giúp giáo viên rèn luyện được khả năng ở nhiều lĩnh vực mà còn giúp học sinh hứng thú, tập trung hơn trong giờ

học. Đồ dùng âm nhạc được ứng dụng như một hình thức làm tăng sự li kì, kịch tính cho diễn biến câu chuyện được sâu sắc hơn, tăng hiệu quả giờ dạy như mong muốn.

* Ứng dụng: Sử dụng hình thức tranh minh họa khá phổ biến và được áp

dụng hầu hết các câu chuyện trong chương trình của phân môn Kể chuyện lớp 4.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)