Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 75 - 77)

Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

3.5. Tổ chức thực nghiệm

* Chuẩn bị thực nghiệm:

Bước 1: Thiết kế các hoạt động thực nghiệm

Các hoạt động thực nghiệm được thiết kế nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: + Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tuân thủ các bước lên lớp. + Phù hợp với nội dung bài học.

Bước 2: Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phải đảm bảo ít có chênh lệch về số lượng, trình độ nhận thức, kĩ năng và thái độ học tập.

* Khảo sát đầu vào:

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của các em bằng một bài kiểm tra viết trước khi sử dụng quan điểm tích hợpvào dạy học Kể chuyện. Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện học tập bình thường cùng khối lượng và nội dung học tập, giáo viên giảng dạy có trình độ nghiệp vụ và thâm niên tương đương nhau.

*Tổ chức thực nghiệm:

- Đối với lớp thực nghiệm: Giáo viên sẽ tiến hành dạy và sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện.

- Đối với lớp đối chứng: Giáo viên sẽ dạy theo những kiến thức mà họ vẫn sử dụng từ trước đến nay.

Trong khi giáo viên dạy thực nghiệm, chúng tôi dự giờ để quan sát, đánh giá hoạt động dạy và học của thầy và trò ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

* Xây dựng thang đánh giá kết quả thực nghiệm: + Các cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá.

Việc xây dựng tiêu chí đánh giá cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học, căn cứ vào bản chất hoạt động, vào sự phân định mức độ nhận thức, đánh giá hoạt động học của học sinh dựa trên năng lực ghi nhớ chính xác, hiểu nội dung học và có thể vận dụng một cách sáng tạo. Ngoài ra, người học cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Mặt khác, chúng tôi còn căn cứ vào mức độ học tập của học sinh trong giờ học.

+ Các tiêu chí đánh giá

Sau khi dạy xong, chúng tôi đánh giá kết quả trên 3 mức độ, mỗi mức độ có 3 tiêu chí đánh giá, từ đó đánh giá hiệu quả việc sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện cho học sinh đó là:

- Chưa biết:

+ Chưa hình thành được ở học sinh kĩ năng cần thiết.

+ Học sinh có những tình cảm, thái độ chưa đúng đắn, phù hợp. - Biết:

+ Học sinh nắm được nội dung câu chuyện. + Các kĩ năng của học sinh còn yếu

+ Hình thành được tình cảm, thái độ. -Hiểu và vận dụng:

+ Học sinh nắm vững, hiểu nội dung câu chuyện.

+ Các kĩ năng quan sát, giao tiếp,…của học sinh được hình thành và củng cố.

+ Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn hơn. * Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm: - Đánh giá định tính:

Việc đánh giá định tính được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh nhóm thực nghiệm.

- Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm:

Các số liệu được tập hợp và xử lí thông tin thông qua so sánh tỉ lệ các mức độ chưa biết – biết – hiểu và vận dụng.

* Kiểm tra kết quả:

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả của học sinh ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cùng nội dung, cùng thời gian và cùng thang đánh giá. Không chỉ đánh giá về khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh, chúng tôi còn kiểm tra thái độ học tập của các em thông qua việc quan sát.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)