Tổ chức dạy học Kểchuyện theo tình huống – Dạy học trải nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 57 - 59)

2.1 .Ý nghĩa của quan điểm dạy học tíchhợp trong phân môn Kểchuyện lớp 4

2.2. Một số biện pháp dạy học Kểchuyện theo quan điểmtích hợp

2.2.1.1.2. Tổ chức dạy học Kểchuyện theo tình huống – Dạy học trải nghiệm

theo vai

Ở hình thức tổ chức này học sinh sẽ được tham gia trực tiếp vào các câu chuyện. Ở mỗi một câu chuyện, sẽ có rất nhiều những tình huống khác nhau, tại đây các em sẽ nhập vai và xử lí chúng theo cách ứng xử của đúng nhân vật trong truyện. Dạy học theo vai được chia làm hai kiểu bài chính:

a, Kiểu bài Kể chuyện nhập vai: Kiểu tổ chức này sẽ rèn cho HS kĩ năng kể độc

thoại ở mức độ cao hơn so với kiểu bài kể chuyện theo tranh bằng lời của HS, dựa trên các yếu tố tranh HS có thể nói theo ý thích của mình.

- Hình thức: GV đưa ra tình huống mở để HS lựa chọn nhân vật và nhập vai theo nhân vật đó để kể.

- Ví dụ: Câu chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng (Tiếng Việt 4 – Tập 2)

Quan sát tranh, có rất nhiều nhân vật trong câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, em thích nhất nhân vật nào, hãy kể lại câu chuyện bằng lời nhân vật đó. + Gợi ý:

 HS hãy quan sát và kể tên những con vật trong tranh.  Nói lên ý thích của mình.

 Kể lại câu chuyện theo lời nhân vật mà mình thích.

+ Lưu ý: Khi kể bằng lời nhân vật cần chú ý thay đổi ngôi kể.

b, Kiểu bài Kể chuyện phân vai: Đây là kiểu bài rèn kỹ năng nói ở mức hoàn chỉnh nhất, vì HS được nói trong môi trường giao tiếp hội thoại, mỗi nhân vật trong truyện được từng HS đảm nhận và nói bằng lời của nhân vật đó.

- Hình thức: GV đưa ra tình huống phân vai với những giọng điệu, cử chỉ sai so với nội dung câu chuyện, HS sửa lại và kể lại theo cách phân vai đúng.

- Ví dụ: Bài: Bác đánh cá và gã hung thần (Tiếng Việt 4 – Tập 2)

Bài tập: Một nhóm HS đã kể câu chuyện theo cách phân vai, các bạn HS đó đã

kể với giọng của từng nhân vật như sau: Người dẫn truyện: Giọng kể lúc lên giọng, lúc xuống giọng.Gã hung thần: Giọng nhỏ nhẹ, vui vẻ. Bác đánh cá: Giọng khó chịu, nghiêm nghị.

Em có nhận xét gì về cách kể phân vai của nhóm HS trên, em cùng các bạn nhóm mình phân vai kể lại câu chuyện.

+ Gợi ý:

 Nhận xét giọng kể của các bạn đối với từng nhân vật.

 Nói lại giọng kể của từng nhân vật cho đúng: Người dẫn truyện giọng kể chậm rãi, khoan thai, nhấn một số từ, cụm từ. Gã hung thần: Giọng hung dữ, độc ác. Bác đánh cá: Giọng bình tĩnh, hiền lành.

 Phân vai theo nhóm và kể lại đúng ngữ điệu, cử chỉ từng nhân vật. Khi dạy học tích hợp vận dụng phương pháp đóng vai vào giờ Kể chuyện, dù dưới hình thức của kiểu bài nào đi chăng nữa thì HS – trung tâm của lớp học cũng đều được hóa thân thành người khác, trong những tình huống giả định để các em được trải nghiệm đóng vai. Các em sẽ biết mình phải nói gì, nói bằng giọng điệu nào, phải có vẻ mặt, động tác tay chân như thế nào là phù hợp. Đây là cơ hội cho các em có môi trường, tình huống, nhu cầu, cảm hứng để rèn luyện kỹ năng nói tự nhiên. Thông qua các “vai” HS được bộc lộ khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp, khả năng tự giải quyết vấn đề trong các tình huống cuộc sống. Vận dụng tích hợp phương pháp đóng vai trong phân môn Kể chuyện thực sự tạo môi trường học tập tích cực, chủ động cho các em HS , đồng thời phát huy khả năng sáng tạo trong các vai diễn, tự tin trong học tập, trong cuộc sống hơn.

2.2.1.1.3. Sử dụng đa dạng bài tập Tiếng Việt để đánh giá kĩ năng, nhận thức của học sinh trong giờ Kể chuyện

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)