Sử dụng đa dạng bài tập Tiếng Việt để đánh giá kĩ năng, nhận thức của

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 59 - 66)

2.1 .Ý nghĩa của quan điểm dạy học tíchhợp trong phân môn Kểchuyện lớp 4

2.2. Một số biện pháp dạy học Kểchuyện theo quan điểmtích hợp

2.2.1.1.3. Sử dụng đa dạng bài tập Tiếng Việt để đánh giá kĩ năng, nhận thức của

a. Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Trong quá trình đánh giá kĩ năng,

nhận thức của HS thường sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan gọi là khách quan vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.Trắc nghiệm khách quan là nhóm các câu hỏi trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HS phải viết câu trả lời rất ngắn gọn hoặc lựa chọn một câu trả lời, thậm chí chỉ cần điền thêm một vài từ.

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại chính: - Câu trắc nghiệm đúng – sai

- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn - Trắc nghiệm ghép đôi

- Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn

*Ví dụ: Về câu chuyện: Búp bê của ai? ( bài tập có đầy đủ các dạng)

(Hãy đánh dấu (X) trước ô có câu trả lời đúng):

Câu 1: Truyện: “Búp bê của ai?” Thuộc thể loại truyện gì?

A. Truyện truyền thuyết. B. Truyện cổ tích.

C. Truyện đời thường.

Câu 2: Trong truyện: “Búp bê của ai?” có tất cả bao nhiêu nhân vật?

A. , 4 nhân vật. B. 5 nhân vật. C. . 6 nhân vật.

A. Nga là cô bé chăm chỉ, hiền lành, biết yêu thương và quý trọng đồ vật.

B. Nga là cô bé ham chơi, chóng chán, không biết quý trọng đồ vật.

Câu 4: Vì sao búp bê lại khóc?

A. Vì búp bê bị đói.

B. Vì búp bê không có gì để mặc.

C. Vì búp bê cô đơn.

Câu 5:Sau khi bỏ nhà đi, búp bê đã đi đâu:

A. Búp bê tìm đến một gốc cây to. B. Búp bê đi đến tiệm đồ may. C. Búp bê đi đến tiệm đồ may.

Câu 6: Nối các ý với các số thứ tự sao cho phù hợp với trình tự câu chuyện:

Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiêp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét.

Cô bé đem búp bê về tắm giặt sạch sẽ, thấy búp bê không có quần áo mặc nên hí hoáy cả buổi tối ngồi cắt may quần áo cho búp bê.

Một đêm, trời trở rét búp bê lạnh vì

không có quần áo ấm để mặc, bộ váy duy nhất của búp bê đã bị Nga lột ra từ trước. Khi các đồ chơi khác an ủi thì búp bê càng tủi thân hơn, quyết định rời khỏi ngôi nhà đó.

1

4 6

Câu 7: Nội dung câu chuyện “Búp bê của ai?” là gì?

A. Phải biết giữ gìn, trân trọng những đồ chơi xung quanh mình vì chúng là những vật gắn bó và ở bên cạnh mình.

B. Phải biết yêu thương, quan tâm đến những thứ xung quanh mình, cho dù nó là nhỏ nhất.

C. Cả 2 phương án trên.

Đáp án:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 C C B B A Ý 1 – 3, ý 2 – 5, ý 3 – 2, ý 4

– 6, ý 5 – 1, ý 6 – 4

A Cô bé ôm búp bê đi ngủ, trong vòng tay

ấm áp của chủ mới, búp bê vô cùng hạnh phúc thỏ thẻ với cô bé rằng muốn ở bên cô bé suốt đời.

Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chưa được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.

Sáng hôm sau có cô bé đi qua thấy búp bê nằm lăn lóc trong đống lá, hỏi xung quanh lại chả ai nhận nên đem về nhà mình để chăm sóc.

3 5 2

b. Dạng bài tự luận:

Dạng bài tự luận là hệ thống những nhóm bài đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, phân tích, tổng hợp thông tin từ bài đọc của học sinh.

Khi thiết kế dạng bài này cần chú ý:

- Xem xét lại những yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần đánh giá. - Nội dung đòi hỏi học sinh dùng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá. - Phần hướng dẫn trả lời: trình bày ở mức độ cụ thể.

- Hình thức của bài tự luận có thể là câu hỏi, lời đề nghị, yêu cầu.

Trong dạng bài tự luận để đánh giá kĩ năng và nhận thức của HS cũng có rất nhiều dạng ví dụ như:

- Dạng bài nhận diện cấu trúc hội thoại. - Dạng bài xác định nội dung giao tiếp. - Dạng bài duy trì hội thoại.

- Dạng bài sai về mục đích giao tiếp. - Dạng bài sai về ngữ cảnh giao tiếp. - Dạng bài sai về nội dung giao tiếp.

- Dạng bài nói tiếp lượt lời phù hợp với vai giao tiếp.

* Ví dụ:

(Bài tập nhận diện cấu trúc hội thoại):

Bài tập 1: Nghe đoạn hội thoại sau và cho biết Thỏ đã mở đầu cuộc hội thoại bằng câu nào?

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai.

- Đã chạy chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy. Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn. ( Tiếng Việt 4 tập 1 _ Rùa và Thỏ_ Trang 112)

Gợi ý: Thỏ mở đầu cuộc hội thoại bằng câu mỉa mai: Đã chạy chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.

(Bài tập xác định nội dung giao tiếp): Bài tập 2: Nghe đoạn hội thoại sau:

- Xin chào chị Vịt Xám.

- Chào các bác. Các bác đi đâu đấy ạ?

- Chúng tôi đang định về phương Nam tránh rét đây. Quê tôi mùa đông khắc nghiệt lắm. Khổ nỗi đường còn xa, mà con bé nhà tôi nhỏ quá, lại yếu ớt.

- Ô, cháu đây phải không? Cháu xinh quá! Các bác đưa cháu đi xa thế thì vất vả lắm. Hay là hai bác cứ để cháu lại đây, tôi nuôi cho. Tiện thể, tôi cũng đang nuôi đàn con nhỏ.

- Thế thì may quá, chúng tôi nhờ chị. Sang năm chúng tôi sẽ quay về đón cháu.

(Con vịt xấu xí_ Tiếng Việt 4 tập 2_ Trang 37) Vì sao chị Vịt Xám nhận nuôi thiên nga con?

Gợi ý: Chị Vịt Xám nhận nuôi thiên nga con vì chị thương thiên nga con phải đi xa vất vả, vả lại chị cũng đang nuôi bầy con nhỏ.

(Dạng bài duy trì hội thoại):

Bài tập 3: Hãy nói tiếp lượt lời phù hợp với nội dung giao tiếp:

- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.

-……… - Ta vốn là một hung thần, vì phạm tội mà bị trời phạt, nhốt vào cái bình này rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biển sâu, ta đã thề rằng ai cứu ta ra khỏi bình tối như hũ nút này, ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quý. Chờ mãi chẳng thấy ai cứu, ta tức giận nên đã đổi lời nguyền: “Kẻ nào cứu ta sẽ phải chết”. Vừa hay có nhà ngươi đến đây giải thoát cho ta, ngươi phải chết!

-……… - Điều gì nói mau?

- Nhà ngươi to lớn như thế, làm sao có thể chui lọt cái bình bé tí này?

-……… - Ta không tin, trừ khi thấy được tận mắt chính nhà ngươi chui vào trong bình.

-……… - Thật đáng đời kẻ lấy oán trả ơn. Ngươi hãy nằm đáy biển mãi mãi, chẳng có ai cứu được ngươi nữa đâu.

(Bác đánh cá và gã hung thần _Tiếng Việt 4 tập 2 _ Trang 8)

Gợi ý:

- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số rồi. - Ta cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại muốn giết ta.

- Ta vốn là một hung thần, vì phạm tội mà bị trời phạt, nhốt vào cái bình này rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biển sâu, ta đã thề rằng ai cứu ta ra khỏi bình tối như hũ nút này, ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quý. Chờ mãi chẳng thấy ai cứu, ta tức giận nên đã đổi lời nguyền: “Kẻ nào cứu ta sẽ phải chết”.

- Vừa hay có nhà ngươi đến đây giải thoát cho ta, ngươi phải chết!

- Thôi được, chết cũng chẳng đáng sợ, nhưng trước khi chết, ta chỉ muốn hỏi một điều.

- Điều gì nói mau?

- Nhà ngươi to lớn như thế, làm sao có thể chui lọt cái bình bé tí này? Ta chui được đấy.

- Ta không tin, trừ khi thấy được tận mắt chính nhà ngươi chui vào trong bình.

Thế thì ngươi hãy xem đây….ối, mau thả ta ra.

- Thật đáng đời kẻ lấy oán trả ơn. Ngươi hãy nằm đáy biển mãi mãi, chẳng có ai cứu được ngươi nữa đâu.

(Dạng bài sai về mục đích giao tiếp): Bài tập 4:

Trong cuộc họp tổ bàn về việc giúp đỡ các bạn học yếu, bạn tổ trưởng đã mở đầu như sau:

- Hôm nay chúng ta tổ chức cuộc họp tổ, tôi sẽ báo cáo với các bạn về kết quả thi đua tuần qua của tổ.

Bạn tổ trưởng đã sai ở chỗ nào? Em hãy giúp bạn sửa lại. Gợi ý: Sai mục đích cuộc họp: Bàn về giúp đỡ bạn học yếu.

Sửa là: Hôm nay chúng ta tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra các biện pháp giúp đỡ các bạn học yếu.

(Dạng bài sai về ngữ cảnh giao tiếp) Bài tập 5:

Một nhóm bạn rủ nhau vào thăm bố Minh ở bệnh viện. Mẹ Minh cảm động mời:

- Kìa các cháu vào đây ngồi đi, đứng thế mỏi chân lắm. Trang bảo:

- Thôi bác kệ chúng cháu. Chúng cháu đứng đây cho vui. Trang nói như vậy có được không? Vì sao?

Gợi ý: Trang nói như vậy là sai ngữ cảnh giao tiếp, đi thăm người ốm không nên nói: Chúng cháu đứng đây cho vui.

(Dạng bài sai về nội dung giao tiếp) Bài tập 6:

- Hôm nay con được hai điểm mươi bố ạ.

- Một điểm mười buổi sáng và một điểm mười buổi chiều bố ạ.

Theo em bạn nhỏ có hiểu ý bố không? Nếu là em, em trả lời bố như thế nào?

Gợi ý: “Một điểm mười buổi sáng và một điểm mười buổi chiều bố ạ.” Sửa thành:

- Một điểm mười môn Toán và một điểm mười môn Lịch sử ạ.”

(Dạng bài nói tiếp lượt lời phù hợp với vai giao tiếp) Bài tập 7:

- Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này. Khi nạn lụt xảy ra, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa.

-……… - Chị hãy cầm lấy hai mảnh vỏ trấu này, nó sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện.

-……… (Sự tích hồ Ba Bể _ Tiếng Việt 4_ Tập 1_ Trang 8) Gợi ý:

- Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này. Khi nạn lụt xảy ra, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa.

- Thưa cụ, thế có cách nào cứu được bà con trong làng không ạ?

- Chị hãy cầm lấy hai mảnh vỏ trấu này, nó sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện.

- Chúng cháu xin tạ ơn cụ.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)