2.1 .Ý nghĩa khoa học
6. Các phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học tích
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tôi phát phiếu điều tra để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên Tiểu học đối với việc dạy học Kể chuyện theo quan điểm tích hợp.
Mục đích điều tra
Mục đích điều tra là tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò , ý nghĩa của việc dạy học theo quan điểm tích hợp nói chung và dạy học theo quan điểm tích hợp trong phân môn Kể chuyện nói riêng. Từ đó, đưa ra phân tích, đánh giá về thực trạng dạy học Kể chuyện và một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học phân môn Kể chuyện lớp 4.
Đối tượng và địa bàn điều tra
Đối tượng điều tra: 22 giáo viên các khối lớp và 216 học sinh lớp 4.
Địa bàn điều tra: trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Nội dung điều tra
Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh lớp 4 thuộc trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Mặt khác, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Quan sát, trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia…
Nội dung phiếu thăm dò ý kiến ( phụ lục ) * Thống kê
Tổng số phiếu phát ra: 238
Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc tích hợp trong dạy học kể chuyện , chúng tôi đã khảo sát, tiến hành tổng hợp và có được bảng thống kê sau:
Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất cần thiết 7 31,82
Cần thiết 14 63,64
Bình thường 1 4,54
Không cần thiết 0 0
Tổng số 22 100
Qua bảng số liệu, có thể thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện. Khi được hỏi về sự cần thiết của quan điểm việc tích hợp trong dạy học kể chuyện, có đến 14 giáo viên được khảo sát chiếm 63,64 % cho là cần thiết. Không có giáo viên nào nghĩ rằng việc tích hợp trong dạy học kể chuyện là không cần thiết và số giáo viên cho là bình thường rất thấp chỉ có 1 người (4,54 % ). Bên cạnh đó có 7 giáo viên (31,82 %) cho là rất cần thiết. Rõ ràng số lượng câu trả lời của giáo viên tương ứng nêu trên, ta có thể kết luận: Quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện đa số giáo viên cho là cần thiết.
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của quan điểm tích hợp dạy học kể chuyện
Bảng 1.3: Cảm nhận của học sinh khi giáo viên thiết kế và sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất hứng thú 134 62,03
Hứng thú 76 35,19
Bình thường 6 2,78
Không hứng thú 0 0
Nói về cảm nhận của bản thân khi được học phân môn Kể chuyện thông qua việc tích hợp trong dạy học kể chuyện của thầy (cô), có 134 học sinh (62,03 %) trả lời rất hứng thú; 76 học sinh (35,19 %) cho rằng mình hứng thú; chỉ 6 học sinh (2,78 %) có suy nghĩ điều đó là bình thường và không có học sinh nào khi được hỏi suy nghĩ rằng không hứng thú được học phân môn Kể chuyện thông qua quan điểm tích hợp. Điều này cho thấy: Học sinh rất hứng thú với tiết học
Kể chuyện sử dụng quan điểmtích hợp.
Cũng với nội dung này, giáo viên đánh giá thái độ của học sinh trong giờ
Kể chuyện khi giáo viên sử dụng quan điểmtíchhợp vào quá trình giảng dạy,
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng quan điểmtích hợp vào quá trình giảng dạy Kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Rất hứng thú 13 59,09
Hứng thú 9 40,91
Bình thường 0 0
Không hứng thú 0 0
Tổng số 22 100
Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng quan điểm tích hợp vào quá trình giảng dạy Kể chuyện, có 13 giáo viên (59,09 %) trả lời rất hứng thú; 9 giáo viên (40,91 %) nghĩ rằng học sinh sẽ hứng thú; không có giáo viên nào có suy nghĩ học sinh sẽ cảm thấy bình thường và không hứng thú. Điều này cho thấy: Giáo viên nhận thức rất đúng đắn về ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng quan điểmtích hợp vào quá trình giảng dạy Kể
chuyện cho học sinh, việc sử dụng quan điểm tích hợp vào quá trình giảng dạy góp phần làm tăng hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng giờ học
Kểchuyện nói chung và kết quả học tập nói riêng.
Từ bảng số liệu 1.2 và 1.3 ta có biểu đồ đánh giá mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng quan điểm tích hợp vào quá trình giảng dạy giờ Kể
chuyện như sau:
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ đánh giá mức hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng quan điểm tích hợp vào quá trình giảng dạy giờ Kể chuyện
Việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sự kết hợp giảng dạy không thể thiếu của người giáo viên khi đứng lớp. Khi khảo sát về tác dụng dạy học, chúng tôi đã có được bảng số liệu sau:
Bảng 1.5. Nhận thức về tác dụng của việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện
Nội dung
Giáo viên Học sinh
Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) 1 Không khí lớp học sôi động, sôi nổi 14 63,63 168 77,78 Không khí lớp học thoải mái 12 54,54 48 22,22 Không khí lớp học buồn chán 0 0 0 0 Ý kiến khác 4 18,18 0 0 2
Học sinh tiếp thu nhanh
nội dung bài học 20 90,91 192 88,89
Học sinh tiếp thu một
phần nội dung bài học 6 27,27 24 11,11
Học sinh tiếp thu chậm,
rất ít nội dung bài học 0 0 0 0
Học sinh không tiếp thu
được 0 0 0 0
Cùng trả lời hai câu hỏi có nội dung như nhau về tác dụng của việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện, ý kiến của giáo viên và học sinh có nhiều điểm tương đồng. Với câu hỏi: “Theo thầy (cô) không khí lớp học như thế nàokhi giáo viên sử dụng tích hợp trong dạy học Kể chuyện ?” có 14 giáo viên (63,63 %) cho
rằng lớp học sinh động và hiệu quả; 12 giáo viên (54,54 %) cho rằng không khí lớp học sẽ thoải mái hơn khi giáo viên tích hợp trong dạy học Kể chuyện; 0 giáo viên nào nghĩ rằng lớp học sẽ buồn chán khi giáo viên sử dụng tích hợp trong quá trình dạy học. Còn với học sinh cùng câu hỏi này có đến 168 học sinh (77,78 %) cho rằng lớp học sinh động và sôi nổi; 48 học sinh (22,22 %) nghĩ rằng sẽ thoải mái hơn; 0 học sinh nào có ý kiến khác. Từ kết quả khảo sát, ta thấy: Đa số các giáo viên và học sinh đều cho rằng lớp học sẽ sinh động và hiệu quả, tiếp thu tốt hơn khi giáo viên sử dụng tích hợp trong dạy học Kể chuyện.
Trong tổng số 22 giáo viên tham gia khảo sát có đến 20 giáo viên (90,91 %) cho rằng học thông qua việc tích hợp giúp học sinh tiếp thu nhanh nội dung bài học; không có giáo viên nào cho là tiếp thu chậm, rất ít nội dung bài học; cũng như không có giáo viên nào nghĩ rằng sẽ không tiếp thu được nội dung bài học nếuhọc sinh thông qua tích hợp trong dạy học Kể chuyện. Chỉ có 6 giáo viên (27,27%) cho rằng học sinh tiếp thu được một phần nội dung bài học. Còn đối với học sinh, trong tổng số 216 học sinh tham gia phỏng vấn có đến 192 học sinh (88,89 %) cho rằng học thông qua việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện sẽ giúp tiếp thu nhanh nội dung bài học; không có học sinh nào nghĩ rằng là tiếp thu chậm, rất ít nội dung bài; cũng như tích hợp trong dạy học Kể chuyện. Chỉ có 24 học sinh (11,11%) cho rằng tiếp thu được một phần nội dung bài học. Thông qua kết quả thu về ta thấy: Nội dung bài học sẽ được học sinh tiếp thu nhanh hơn nếu được học phân môn Kể chuyện thông qua việctích hợp trong dạy học.
Giáo viên trường tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ý thức rất rõ về tác dụng của việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện. Khi nói về lợi ích của nó đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, số giáo viên chọn ý kiến: “Quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyệngiúp học sinh khắc sâu kiến thức” và “ Quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyệngiúp học sinh dễ tiếp thu bài”khá lớn và xấp xỉ nhau 12 (54,54 %) và 11 giáo viên (50 %); 1 giáo viên (4,54 %) nghĩ rằng
trò chơi giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức hơn.Bên cạnh đó còn có 5 trên tổng số 22 giáo viên (27,72 %) tham gia khảo sát chọn đáp án: “Tất cả các phương án trên”. Qua kết quả thu được ta có thể thấy rằng: Việctích hợp trong dạy học Kể chuyện mang lại khá nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn, tuy nhiên cường độ sử dụng chưa thường xuyên.
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 22 giáo viên, thu thập thông tin và có bảng mức độ sử dụng việctích hợp trong dạy học Kể chuyện như sau:
Bảng 1.6. Mức độ sử dụng việctích hợp trong dạy học Kể chuyện
Nội dung Số lượng Tỉ lệ ( % )
Chưa từng sử dụng 0 0
Có sử dụng nhưng ít 18 81,82
Sử dụng nhiều 4 18,18
Luôn luôn sử dụng 0 0
Tổng 22 100
Về vấn đề sử dụng, đa số giáo viên tham gia khảo sát đều đã từng vận dụng việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện vào quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên, mức độ sử dụng rất khác nhau, cụ thể là: 18 giáo viên (81,82 %) đã từng sử dụng nhưng rất ít, số giáo viên luôn luôn sử dụng và giáo viên chưa từng sử dụng là 0 và chỉ có 4 giáo viên (18,18%) vận dụng tích hợp trong dạy học Kể
chuyện. Từ kết quả nêu trên, ta thấy rằng: Việc vận dụng tích hợp trong dạy học
Kể chuyện đã được khai thác và sử dụng nhưng chưa được giáo viên sử dụng
nhiều.
Vận dụng tích hợp trong dạy học Kể chuyện hiệu quả là vấn đề đang được các nhà trường quan tâm, xong để sử dụng một cách phù hợp và phát huy được
hiệu quả thì vấn đề đặt ra đó chính là quá trình thiết kế. Ở trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, các thầy cô đã có ý thức vận dụng tích hợp trong dạy học Kể chuyện để phục vụ hoạt động giảng dạy của mình nhưng chưa thường xuyên và liên tục.
Việc tìm hiểu về vấn đề tích hợp không chỉ là trách nhiệm, mà còn là hạnh phúc của mỗi giáo viên. Nhu cầu làm và sử dụng về quan điểm tích hợp trong dạy học là tất yếu và bức thiết hiện nay bởi có sự kết hợp của các hình thức này thì công việc dạy học trên lớp của giáo viên sẽ được giảm nhẹ đi rất nhiều và lại mang hiệu quả cao, đồng thời đây cũng là cơ hội để họ cùng với học sinh thể hiện sự sáng tạo trong quá trình truyền thụ và tiếp thu kiến thức.
Khảo sát về thực trạng của trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi có được biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.3. Thực trạng ứng dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện
Khi được hỏi về mức độ thường xuyên áp dụng tích hợp trong dạy học Kể chuyện của thầy (cô), có đến 19 giáo viên (86,36%) cho là thỉnh thoảng mới có; có 2 giáo viên (4,55%) trả lời là rất thường xuyên và không có giáo viên nào trả lời là không bao giờ. Điều này cho thấy rằng, việc tích hợp này đã được chú trọng sử dụng nhưng việc thiết kế chưa thực sự thường xuyên liên tục và có hiệu quả như mong muốn.
+ Đây là công việc mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của giáo viên mà nếu không có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm với học trò thì khó có thể lao tâm khổ tứ vì nó.
+ Những khó khăn khách quan khác như: Khả năng của giáo viên còn hạn chế, chế độ khuyến khích, khen thưởng lại chưa hoàn toàn xứng đáng với tâm lực của giáo viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua quá trình nghiên cứu các lí luận về quan điểm tích hợp và thực tiễn quan điểm tích hợp trong phân môn Kể chuyện, tôi nhận thấy dạy học theo quan điểm tích hợp là xu hướng tất yếu. Dạy học tích hợp mang lại khả năng kết nối nội dung của chương trình đào tạo làm cho hệ thống kiến thức được liền mạch và nâng cao tính sáng tạo của người học. Dạy học theo quan điểm tích hợp tạo điều kiện cho HS tự đánh giá về mức độ lĩnh hội kiến thức cũng như chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Đó là cơ sở tạo điều kiện cho GV thực hiện mục tiêu giảng dạy. Tìm hiểu một vài nét trường Tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đánh giá hiệu quả của quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện và thực trạng việc vận dụng vấn đề này ở trường. Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện của mình, tuy nhiên cường độ sử dụng chưa nhiều, chưa thực sự thường xuyên, chưa nhuần nhuyễn và chưa phát huy được hết hiệu quả. Bên cạnh việc vận dụng, vấn đề tích hợp trong giảng dạy còn nhiều hạn chế, chưa được phổ biến rộng khắp, liên tục.