Tổ chức tíchhợp hoạt động học tập theo nhóm kỹ năng Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 68)

2.1 .Ý nghĩa của quan điểm dạy học tíchhợp trong phân môn Kểchuyện lớp 4

2.2. Một số biện pháp dạy học Kểchuyện theo quan điểmtích hợp

2.2.2.2. Tổ chức tíchhợp hoạt động học tập theo nhóm kỹ năng Tiếng Việt

Bậc Tiểu học là bậc học nền móng cho quá trình học tập lâu dài của học sinh và rèn luyện cho các em bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng là mọt vấn đề rất quan trọng. Phân môn Kể chuyện là sự tích hợp của ba kỹ năng chính trong bốn kỹ năng là (Nghe, đọc và nói). Việc rèn luyện cho các em các kỹ năng học tập được tích hợp trong phân môn Kể chuyện được các GV hết sức quan tâm để rèn luyện và có hiệu quả khá tốt.

- Kỹ năng nói: Giờ Kể chuyện giúp các em phát triển kỹ năng nói kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng cho trẻ. Sống với các nhân vật trong chuyện, tư duy hình tượng cho trẻ được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng cảm xúc thẩm mỹ. Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng tri tiết, do đó kể chuyện là mảnh đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng của các em phát triển. Mặt khác giờ kể chuyện phát triển ngôn ngữ nói cho HS. Điều đáng chú ý ở đây, là cách nổi trước đám đông một cách nghệ thuật. Còn phải rèn cho các em nắm được các thủ thuật hấp dẫn người nghe để có thể điều khiển được giọng kể hợp với diễn biến của từng loại chuyện khác nhau, Có thể nói ngôn ngữ “nói” được rèn luyện trong giờ Kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật.

- Kỹ năng nghe: Nghe là để tiếp nhận và xử lý thông tin để có thể hiểu nội dung của thông tin đó. Nghe kể chuyện là một trong nhiều hình thức nghe. Đối tượng của hình thức này là một văn bản nói mang tính nghệ thuật. Do đó, người nghe không những cần nhớ, cần hiểu mà còn cần cảm thụ đối với câu chuyện. Chính vì vậy, nghe kể chuyện vừa phải vận dụng cả tư duy lẫn cảm xúc, vừa huy động cả trí nhớ lẫn tình cảm. Đây là điều đặc thù của kỹ năng nghe kể chuyện. Kỹ năng nghe của HS được tất cả các môn học rèn luyện. Vì vậy, phân môn Kể chuyện hướng vào rèn luyện thao tác đặc thù, yêu cầu đặc thù của kỹ năng nghe kể chuyện. Rèn kỹ năng nghe và nắm các chi tiết của chuyện, rèn kỹ

năng nghe để thấu hiểu được tình cảm, cảm xúc của người kể qua nội dung câu chuyện, qua giọng điệu, ngôn ngữ của người kể.

- Kỹ năng đọc: Đọc truyện là một cách nói có nghệ thuật về một văn bản mang tính thẩm mỹ, kỹ năng đọc truyện có thể được rèn luyện đạt kết quả trên cơ sở HS có kỹ năng nói tốt.

- Kỹ năng viết: Muốn rèn luyện kỹ năng đọc truyện, trước hết HS phải rèn luyện kỹ năng nói tốt, rõ ràng, khúc triết, lưu loát. Một yêu cầu đối với kỹ năng đọc truyện là phải hấp dẫn, phải có sự truyền cảm. Người đọc truyện thì phải có người nghe, phải tạo cho người nghe cảm xúc theo câu chuyện phù hợp với diễn biến, nội tâm nhân vật để tạo sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, người đọc truyện phải đọc đúng, không bỏ sót những tình tiết, chi tiết quan trọng.

2.2.2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Thi kể chuyện – Tìm hiểu các nhân vật trong truyện

Hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng là hình thức học tập ngoài giờ lên lớp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những hình thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú và góp phần nâng cao chất lượng học tập. Học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ứng dụng, phản ứng nhanh, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, diễn tả ý nghĩ, tình cảm của mình.

Thi kể chuyện – Tìm hiểu các nhân vật trong truyện là một hình thức hoạt động ngoại khóa tiêu biểu, là điều kiện bổ ích giúp các em HS bồi dưỡng, bổ trợ thêm kiến thức cho các tiết học chính khóa.

* Ví dụ: Về việc tổ chức hội thi kể chuyện theo sách thiếu nhi năm học 2018 –

2019.

- Mục đích yêu cầu:

+ Hoạt động ngoại khóa là sân chơi vô cùng bổ ích, qua đó giúp cho việc học tập của các em được tốt hơn.

+ Giáo dục các em thêm yêu thích đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Thông qua hoạt động ngoại khóa rèn cho các em tính tự giác học tập, đoàn kết, giao lưu với các bạn trong trường để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Phát triển các kĩ năng ở HS như: Kĩ năng trình bày, tư duy sáng tạo, diễn đạt cảm xúc, phát triển ngôn ngữ.

+ Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo GV và HS tham gia. Qua đó, tuyên truyền và giáo dục về việc đọc sách và giữ gìn sách.

- Thời gian: Vào lúc 7h30’ sáng ngày 14/3/2019

- Địa điểm và đối tượng: Tại sân trường, dành cho tất cả HS từ khối 1 đến khối 5 tham gia. Mỗi lớp 1 em dự thi.

- Thể lệ và hình thức: Mỗi lớp là một em và các em minh họa (nếu cần) do các lớp chọn và đăng kí với bộ phận thư viện. Thời gian đăng kí 10 – 12/3/2019. - Thang điểm:

+ Chủ đề (1 điểm) Nội dung kể chuyện phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với chủ đề thi.

+ Xuất xứ (1 điểm) Giới thiệu bài kể đã đọc ở tài liệu nào? Tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản.

+ Rút ra ý nghĩa, bài học câu chuyện (1 điểm).

+ Câu, giọng kể (6 điểm): Ngắt câu đúng, phát âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc, giọng điệu phù hợp. Có nghệ thuật kể chuyện: Giọng kể, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ.

+ Minh họa (1 điểm): Trang phục phù hợp, động tác diễn đạt theo nội dung bài kể. Động tác phải do các em thí sinh tham dự kể chuyện thực hiện, các em phụ họa chỉ nhằm làm tăng thêm hiệu quả thể hiện của thí sinh kể chuyện. Nếu

phần minh họa không gắn với nội dung bài kể hoặc không thể hiện được nội dung lời kể…thì không được tính điểm phần minh họa.

Tóm lại, các hoạt động ngoại khóa về: Thi kể chuyện – tìm hiểu các nhân vật trong truyện là hoạt động tạo ra môi trường học tập đầy đủ, hài hòa, chọn vẹn (vì giờ học chính khóa giới hạn về không gian, thời gian). Nên gọi hoạt động này bằng tên gọi khác để lột tả được tầm quan trọng của nó: Học Kể chuyện ngoài giờ lên lớp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở khoa học của khóa luận đã được nghiên cứu, được rút ở chương 1, chúng tôi tiến hành một số biện pháp nâng cao hiệu quả của quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 4.

Các quan điểm tích hợp như dạy học tích hợp liên môn và dạy học tích hợp xuyên môn đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình giảng dạy. Nếu các biện pháp trên được áp dụng sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Các câu chuyện đều chứa đựng nội dung tích hợp của các phân môn và cả các môn học khác. Học sinh kể chuyện để biết cách phát hiện ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; kể chuyện để biết cách tư duy làm tập làm văn; kể chuyện để biết cách đọc diễn cảm. Qua đó, nó giúp trẻ phát triển được các năng lực cần thiết như nghe – nói – đọc – viết, phát triển trí tưởng tượng và vận dụng chúng vào đời sống thực tiễn.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Thực nghiệm 3.1. Thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và trong phương pháp dạy nói riêng. Sau khi nghiên cứu đề tài để kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của đề tài chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trườngTiểu học Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.

3.2. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài và kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của đề tài, cụ thể:

-Kiểm chứng tính ứng dụng, mức độ phù hợp của nội dung bài học của các biện pháp nhằm nâng cao quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện cho học sinh. Kiểm chứng tính đúng đắn của việc sử dụngquan điểm tích hợp vào dạy học để hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cho học sinh.

-Đối chiếu mức độ hứng thú học tập, khả năng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh lớp thực nghiệm với kết quả của lớp đối chứng, phân tích, đánh giá kết quả đạt được của hai lớp và rút ra kết luận cần thiết.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm,tôi đã trao đổi với lớp 4E và lớp 4D trường Tiểu học Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ về mục đích, cách thức, kế hoạch giảng dạy thực nghiệm và đối chứng.

Sau tiết dạy, tôi trao đổi với giáo viên và rút kinh nghiệm cho giờ dạy và chuẩn bị tốt hơn cho những giờ thực nghiệm tiếp theo.

-Lớp đối chứng: Giáo viên dạy bài không sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện.

-Lớp thực nghiệm: Tôi đã dạy theo nội dung chương trình và tích hợp trong dạy học Kể chuyện nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy, khả năng sáng tạo cho học sinh.

Tôi tiến hành thử nghiệm tích hợp trong dạy học Kể chuyện trong 4 tiết của học sinh lớp 4.

3.4. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm

* Đối tượng thực nghiệm: Đối tượng thực nghiệm mà tôi lựa chọn là học sinh lớp 4D (32 HS) và 4E (35 HS) trường Tiểu học Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Để tiến hành thực nghiệm có hiệu quả, đảm bảo tính khách quan chúng tôi chọn các lớp theo tiêu chuẩn sau:

- Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải có nhận thức đồng đều. - Sĩ số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đương nhau.

- Trình độ nghiệp vụ và thành viên công tác của giáo viên chủ nghiệm là tương đương nhau.

* Phạm vi thực nghiệm:

Trường Tiểu học Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.

* Thời gian thực nghiệm:

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong thời gian từ 29/02/2019 đến 12/04/2019.

3.5. Tổ chức thực nghiệm

* Chuẩn bị thực nghiệm:

Bước 1: Thiết kế các hoạt động thực nghiệm

Các hoạt động thực nghiệm được thiết kế nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: + Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tuân thủ các bước lên lớp. + Phù hợp với nội dung bài học.

Bước 2: Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phải đảm bảo ít có chênh lệch về số lượng, trình độ nhận thức, kĩ năng và thái độ học tập.

* Khảo sát đầu vào:

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của các em bằng một bài kiểm tra viết trước khi sử dụng quan điểm tích hợpvào dạy học Kể chuyện. Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện học tập bình thường cùng khối lượng và nội dung học tập, giáo viên giảng dạy có trình độ nghiệp vụ và thâm niên tương đương nhau.

*Tổ chức thực nghiệm:

- Đối với lớp thực nghiệm: Giáo viên sẽ tiến hành dạy và sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện.

- Đối với lớp đối chứng: Giáo viên sẽ dạy theo những kiến thức mà họ vẫn sử dụng từ trước đến nay.

Trong khi giáo viên dạy thực nghiệm, chúng tôi dự giờ để quan sát, đánh giá hoạt động dạy và học của thầy và trò ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

* Xây dựng thang đánh giá kết quả thực nghiệm: + Các cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá.

Việc xây dựng tiêu chí đánh giá cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học, căn cứ vào bản chất hoạt động, vào sự phân định mức độ nhận thức, đánh giá hoạt động học của học sinh dựa trên năng lực ghi nhớ chính xác, hiểu nội dung học và có thể vận dụng một cách sáng tạo. Ngoài ra, người học cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Mặt khác, chúng tôi còn căn cứ vào mức độ học tập của học sinh trong giờ học.

+ Các tiêu chí đánh giá

Sau khi dạy xong, chúng tôi đánh giá kết quả trên 3 mức độ, mỗi mức độ có 3 tiêu chí đánh giá, từ đó đánh giá hiệu quả việc sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện cho học sinh đó là:

- Chưa biết:

+ Chưa hình thành được ở học sinh kĩ năng cần thiết.

+ Học sinh có những tình cảm, thái độ chưa đúng đắn, phù hợp. - Biết:

+ Học sinh nắm được nội dung câu chuyện. + Các kĩ năng của học sinh còn yếu

+ Hình thành được tình cảm, thái độ. -Hiểu và vận dụng:

+ Học sinh nắm vững, hiểu nội dung câu chuyện.

+ Các kĩ năng quan sát, giao tiếp,…của học sinh được hình thành và củng cố.

+ Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn hơn. * Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm: - Đánh giá định tính:

Việc đánh giá định tính được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh nhóm thực nghiệm.

- Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm:

Các số liệu được tập hợp và xử lí thông tin thông qua so sánh tỉ lệ các mức độ chưa biết – biết – hiểu và vận dụng.

* Kiểm tra kết quả:

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả của học sinh ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng cùng nội dung, cùng thời gian và cùng thang đánh giá. Không chỉ đánh giá về khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh, chúng tôi còn kiểm tra thái độ học tập của các em thông qua việc quan sát.

3.6. Kết quả thực nghiệm

Sau gần hai tháng tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đánh giá kết quả của học sinh về mặt nhận thức, kỹ năng dựa trên các phân tích sau đây:

Bảng 3.1: Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm tại Tiểu học Tân Dân – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ

Các tiêu chí đánh giá

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Học sinh nắm vững nội

dung, yêu cầu bài học 29 82,9% 33 94,3%

Học sinh hình thành được các kĩ năng cần thiết cho môn học

23 65,7% 30 85,7%

Học sinh có tình cảm, thái

độ đúng đắn 19 54,3% 32 91,4%

Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, tôi thấy : -Về phía học sinh :

+ Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia giờ học, nắm chắc nội dung bài học.

+ Học sinh hình thành được một số kĩ năng cần thiết để phục vụ cho việc học tập như kĩ năng quan sát, kĩ năng lắng nghe,….

+ Tất cả các em học sinh đều học tập sôi nổi, thêm yêu thích môn học, có thái độ tình cảm đúng đắn với mọi người xung quanh, với cảnh vật thiên nhiên, hiện tượng thiên nhiên,…

Ngoài ra, tôi thấy nhóm học sinh thực nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống kiến thức, có tư duy sáng tạo. Như vậy, việc tích hợp trong dạy học Kể chuyện chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng phát triển năng lực của học sinh.

-Về phía giáo viên: Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học

Kể chuyện cho học sinh trong giờ dạy. Các giáo viên đều khẳng định: “Việc sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Kể chuyện cho học sinh đã giúp học sinh hứng thú với giờ học hơn, đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức – kĩ năng – thái độ, nâng cao chất lượng giờ học”.

3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)