Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH được phê chuẩn đúng đắn
+ So sánh tổng nguyên giá TSCĐHH tăng năm nay so với các năm trước + Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH với tình hình hoạt động thực tế của DN
+ Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, bán của các TSCĐHH tăng giảm trong kỳ
KTV phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của DN Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐHH có căn cứ hợp lý
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH
+ Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐHH
+ Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐHH, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...
Các thử nghiệm này sẽ được thực hiện trên quy mô tương đối lớn khi hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá là yếu Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn hợp lý của nghiệp vụ TSCĐHH + Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐHH mà DN áp dụng + Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng, giảm TSCĐHH
+ Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra
+ Phải nắm vững các nguyên tắc, quy định về đánh giá TSCĐHH + Mức độ khảo sát phụ thuộc vào việc đánh giá KSNB
việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐHH
đồ hạch toán TSCĐHH của DN, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành;
+ Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐHH để kiểm tra việc phân loại xem xét bút toán ghi sổ và các sổ kế toán
được kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và tính toán đánh giá TSCĐHH Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐHH
+ Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐHH với các sổ kế toán chi tiết TSCĐHH nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót
+ Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐHH để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐHH, hoặc ghi nhận TSCĐHH thành các khoản khác
+ Kiểm tra đối chiếu ngày tháng các chứng từ tăng giảm TSCĐHH với ngày ghi sổ các nghiệp vụ này
Đây là mộ trong các mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐHH
Đảm bảo sự cộng dồn đúng các nghiệp vụ TSCĐHHH
+ Cộng tổng các bảng kê tăng giảm TSCĐHH trong kỳ
+ Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp
+ Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐHH với kết quả kiểm kê thực tế
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản thường phức tạp, liên quan đến nhiều khoản chi phí, được thực hiện trong một thời gian dài, các tài sản không đồng nhất....vì vậy việc kiểm soát các khoản chi phí là tương đối khó khăn và phức tạp. Khi kiểm toán các nghiệp vụ này, KTV cần quan tâm nhiều đến việc xác định giá trị quyết toán công trình hoàn thành bàn giao, lưu ý đến việc phân bổ các khoản chi phí quản lý chung cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
đồng đầu tư xây dựng cơ bản để xác định nguyên giá TSCĐHH. Trong trường hợp TSCĐHH được đầu tư xây dựng có quy mô lớn, việc kiểm toán xác định nguyên giá TSCĐHH có thể được thực hiện qua một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư được thực hiện độc lập với quá trình kiểm toán BCTC nói chung của đơn vị.
• Kiểm toán sô dư tài khoản TSCĐHH
• Đối với số dư đầu kỳ:
Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐHH, được tiến hành tùy thuộc vào DN được tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán từ lần thứ hai trở đi.
- Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đang
thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ được xác định là đúng thì không
cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu việc kiểm toán năm trước
được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, KTV phải xem xét báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến TSCĐHH, nếu có thể
tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước, không cần
thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. Trong các trường hợp này, KTV chỉ cần
xem xét để đảm bảo số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trên BCTC năm nay.
- Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước kiểm toán lần đầu hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc báo cáo kiểm toán năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐHH, thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước. Trong các trường hợp này, KTV phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung như: kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, kiểm tra các biên bản kiểm kê TSCĐHH tại thời điểm cuối năm....
• Đối với số dư cuối kỳ:
Trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH trong kỳ, KTV cần kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư TSCĐHH cuối kỳ. Các mục tiêu kiểm toán chủ yếu bao gồm: sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, tính toán - đánh giá, tổng hợp và báo cáo. Đối với các thủ tục kiểm toán
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
để thực hiện các mục tiêu trên, cần đặc biệt chú ý về thủ tục kiểm kê TSCĐHH, thủ tục xin xác nhận về TSCĐHH của đơn vị lưu giữ tại bên thứ ba....để có bằng chứng về sự hiện hữu và tính đánh giá của TSCĐHH. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến sự phân loại và tổng hợp trình bày trên BCTC đối với TSCĐHH.
❖ Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐHH
• Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐHH
Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐHH là xem xét quá trình tính toán, đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐHH cho các đối tượng sử
dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. Cụ thể hóa mục tiêu:
- Phải đảm bảo chính sách khấu hao mà DN đang áp dụng là hợp lý và nhất quán.
- Việc tính toán mức khấu hao của TSCĐHH được thực hiện chính xác.
- Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng được thực hiện một cách hợp lý và nhất quán giữa các kỳ.
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu nhằm đạt được các mục tiêu trên:
- Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân
kỳ này so với các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao kỳ này so với các kỳ trước; so sánh tỷ trọng chi phí khấu hao trong toàn bộ chi phí sản xuất hoặc trong giá thành sản phẩm với các kỳ trước....Khi so sánh nếu phát sinh các biến động bất thường, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích được các biến động đó. Trong trường hợp các biến động bất thường không thể giải thích được, bằng các bằng chứng thu thập được thì sự nghi ngờ về khả năng sai phạm trong quá trình tính toán xác định mức khấu hao phải được đặt ra.
- Thu thập, trao đổi để có hiểu biết về các chính sách khấu hao mà DN đang áp
dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này. Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá
tính phù hợp nếu chính sách khấu hao của DN có sự thay đổi so với các kỳ trước. - Kiểm tra việc tính toán khấu hao của DN: KTV kiểm tra lại các căn cứ mà DN sử dụng để tính khấu hao (nguyên giá TSCĐHH, giá trị thanh lý ước tính, thời gian sử dụng ước tính....); chọn mẫu một số TSCĐHH tiến hành tính toán lại mức khấu hao; So sánh số liệu trên các bảng tính khấu hao, bảng đăng ký khấu hao TSCĐHH, sổ chi tiết hao mòn TSCĐHH, sổ chi tiết chi phí....; kiểm tra các trường
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
hợp TSCĐHH đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng; kiểm tra việc trích hoặc thôi trích khấu hao đối với các TSCĐHH tăng, giảm trong kỳ, các khoản chi phí nâng cấp cải tạo được hạch toán tăng, giảm nguyên giá TSCĐHH trong kỳ, giá trị các phần được tháo dỡ khỏi tài sản làm giảm nguyên giá TSCĐHH trong kỳ; kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trên các sổ và tài khoản kế toán có liên quan.
- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng: Xem xét chính sách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này; kiểm tra lại độ tin cậy của các tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao mà DN đã xác định; tính toán lại các khoản phân bổ; kiểm tra việc hạch toán các khoản chi phí khấu hao phân bổ cho các đối tượng trên các sổ chi tiết chi phí và sổ chi tiết tính giá thành có liên quan.
❖ Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐHH
- Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐHH;
- Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐHH với các nghiệp vụ giảm TSCĐHH trong kỳ;
- Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐHH;
- So sánh số liệu trên sổ kế toán chi tiết và sổ cái TK hao mòn TSCĐHH.
❖ Kiểm toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐHH bao gồm: các khoản chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo....đối với TSCĐHH. Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối với các khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của DN; các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng các trình tự phương pháp kế toán theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan. Các thủ tục có thể được KTV áp dụng trong trường hợp này là:
- Lập các bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐHH phát sinh trong kỳ;
- So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động của các khoản phí tổn phát sinh;
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình hoạt động thực tế của DN;
- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạch toán
khống các khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa cho các khoản chi phí khác; - Kiểm tra tác động của các khoản phí tổn đối với khả năng hoạt động của TSCĐHH. Trong trường hợp các khoản phí tổn này chỉ nhằm mục đích khôi phục và duy trì tình trạng ban đầu của TSCĐHH thì sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và ghi giảm lợi nhuận trong kỳ của DN. Trong trường hợp này KTV cần xem xét việc kết chuyển các khoản chi phí phát sinh vào chi phí trong kỳ của DN nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán. Trong trường hợp các phí tổn chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐHH, thì phí tổn này phải được hạch toán tăng nguyên giá của TSCĐHH.
1.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐHH, KTV tiếp tục quy trình kiểm toán khoản mục này với giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu của KTV là thực thiện tổng hợp kết quả kiểm toán, cũng như trao đổi với khách hàng về các kết quả liên quan đến khoản mục TSCĐHH.
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán TSCĐHH, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục này. Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐHH được thể hiện dưới hình thức là một “Bản tổng hợp hợp kết quả kiểm toán”. Bao gồm:
• Kết luận về mục tiêu kiểm toán
KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐHH:
- Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm kiểm tra, đánh giá về khoản mục TSCĐHH vì đã có bằng chứng thích hợp về mọi khía cạnh để đưa ra kết luận.
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn kết quả kiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung.
• Kiến nghị
- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh hoặc giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh, số tiền điều chỉnh.
• Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến
khoản mục TSCĐHH
- Việc điều chỉnh số liệu theo ý kiến của KTV được phản ánh đầy đủ, kịpthời vào sổ kế toán có liên quan hay không.
- Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu.
- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bọ, có được xử lý không, mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ.
- Các vấn đề liên quan đến chế độ kế toán áp dụng.
- Các vấn đề về số liệu kế toán, hệ thốngkế toán và KSNB của đơn vị. - Ý kiến nhận xét của KTV.
Các dạng ý kiến kiểm toán được quy định trong chuẩn mực số 700, 705 và 706 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cụ thể:
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi KTV kết luận rằng BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
- Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Bao gồm “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”. Trong đó:
+Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luậnlà các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện nếu có có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.
+Từ chối đưa ra ý kiến: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể