2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀ
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm đạt được ở trên, công tác thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung ở BDO còn tồn tại một số những hạn chế nhất định.
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Quy trình đánh giá HTKSNB tại khách hàng chưa thực sự hiệu quả
Đối với những khách hàng thường xuyên như công ty ABC thì việc thực hiện các thử nghiệp kiểm soát thường được bỏ qua trừ khi có những sự kiện phát sinh hiện hữu trong năm liên quan đến HTKSNB. Thay vào đó, KTV tiến hành xem lại hồ sơ kiểm toán các năm trước để tiến hành đánh giá HTKSNB của khách hàng. Đây là biện pháp nhằm giảm khối lượng công việc khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên cũng có thể làm tăng rủi ro kiểm soát trong cuộc kiểm toán do KTV không thể nắm bắt hết các sự kiện phát sinh trong năm liên quan đến HTKSNB, đồng thời đọc lại hồ sơ kiểm toán năm chưa thể cung cấp được cho KTV một cái nhìn toàn diện về HTKSNB.
Khi tìm hiểu HTKSNB của khách hàng đối với các chu trình khoản mục nói chung và với khoản mục TSCĐ nói riêng, KTV tìm hiểu và mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thông qua phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi có sẵn. Đối với hình thức thực hiện này, ưu điểm là KTV có thể thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nó lại có những hạn chế trong việc hiểu biết toàn diện về khách hàng và thiếu sự linh hoạt nếu các đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu quy trình này được thực hiện thông qua sử dụng phương pháp lưu đồ hoặc lập bảng mô
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
tả có thể miêu tả về HTKSNB của khách hàng toàn diện và chi tiết hơn.
Các thủ tục phân tích sơ bộ thường không được thực hiện
Qua thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ của BDO tại hai khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đều không được KTV thực hiện mà thủ tục này được KTV thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Điều này sẽ khiến KTV mất nhiều thời gian hơn khi tiến hành thực hiện kiểm toán do phải dành thêm thời gian để điều chỉnh các thủ tục trong chương trình kiểm toán mẫu đã lập để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của DN, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán và phần hành khác. Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu là khi kiểm toán, bên phía khách hàng chưa cung cấp đủ ngay các sổ hạch toán, BCTC của DN mà các tài liệu này sẽ được khách hàng cung cấp khi KTV trực tiếp tiến hành kiểm toán tại khách hàng. Chính vì vậy mà KTV không thể thực hiện được thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Hạn chế trong thủ tục phân tích
Hiện nay, tại BDO thủ tục phân tích chưa được KTV áp dụng triệt để đối với khoản mục TSCĐ. Bởi vì thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích ngang - phân tích biến động tăng giảm số dư TSCĐ giữa các năm tài chính. Đặc biệt, công ty không sử dụng phương pháp phân tích dọc - phân tích tỉ suất TSCĐ trên tổng tài sản, nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, ... để kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng cơ cấu tài sản, vốn đầu tư vào TSCĐ.
Hạn chế trong việc sử dụng ý kiến chuyên gia
Kết quả kiểm toán dự án TSCĐ không chỉ ảnh hưởng đến năm kiểm toán mà còn ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của toàn bộ TSCĐ. Vì vậy, kiểm toán dự án TSCĐ đòi hỏi KTV phải có kiến thức chuyên môn và hiểu biết nhất định về TSCĐ tại cơ sở của khách hàng để tiến hành kiểm tra.
Việc đánh giá giá trị tài sản không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi KTV phải biết về lĩnh vực ngành nghề của khách hàng. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, các loại máy móc không ngừng được cải tiến, việc nhận định hoàn toàn chính xác về giá trị của tất cả các loại TSCĐ trong các DN
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
vượt ra ngoài khả năng của KTV. Thông qua thủ tục chứng kiến kiểm kê, KTV gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình trạng và giá trị hiện tại của tài sản cố định do không thể hiểu biết chính xác về giá trị còn lại của tài sản. Giá trị còn lại của máy móc không chỉ bị ảnh hưởng bởi hình thức vật lý bên ngoài mà còn là công nghệ hiện có trên thị trường, KTV khó có khả năng đánh giá tính lạc hậu hay xác minh nguồn gốc xuất xứ của tài sản để đưa ra xét đoán một cách chính xác nhất. Thực tế, KTV có thể nắm chắc kiến thức về nghiệp vụ, còn đối với đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ thì cần sử dụng ý kiến chuyên gia như là một bằng chứng kiểm toán đặc biệt giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác hon về khoản mục TSCĐ tại đơn vị được kiểm toán.
Hiện tại, tại BDO, việc thực hiện kiểm toán các dự án TSCĐ chỉ sử dụng ý kiến chuyên gia khi đánh giá lại TSCĐ, còn các trường hợp khác, hầu hết các chuyên gia bên ngoài sẽ không được sử dụng để hỗ trợ đánh giá TSCĐ.
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN
BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO THỰC HIỆN.