Nhũng CCItg việc trước
thực hiện, hợp đồng kiêm
+Ehknh giá rtii ro chắp nhận hợp đồng kiêm toàn
+Nhdn diện ỉý do càn kiềm toán của khách
Nhùng công việc sau thục biện họp đông kiêm tcán
+Soạn ỉháo hợp dõng cung cấp dịch vụ kiêm toán
Tim hĩêu, cạp nhật thông tin của khách hàng —Lập kề hoạch kiềm tra ánh hiệu CfIid Ciia
KSNB, hệ thống kế toán
—Thực hiện những thử tục phân tích sơ bộ +Xác dịnh mức trọng yếu
—Lặp kẻ hoạch kiêm toán chiên iỉtợc <+Ldp kẻ hoạch kỉêm toán chỉ tiết
—Thực hiện các íAiĩ tục kiểm toán
—Đánh giá tông thê VS các sai sót được phái hiện Víì phạm Vi kiêm toán
f~+.Xem XSt ỉại ỉihừỉig sự kiệỉi phát Sitihsait ỉìgp kết thúc niên ãộ kè toán —Thu thập thư gĩáĩ trình của Ban giảm đồc khách hàng
—Phát hành bão cáo kiêm toán
-Tong kết
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.1.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Tại BDO, một nhóm kiểm toán thường được tổ chức gồm phó tổng giám đốc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, các trưởng nhóm và các trợ lý kiểm toán. Đoàn kiểm toán của BDO Việt Nam là đội ngũ dày dặn kinh nghiệm và thời gian để đội ngũ giám đốc và trưởng phòng trực tiếp tham gia vào quy trình kiểm toán từ 20% đến 25% trên tổng công việc. Trong mỗi cuộc kiểm toán, phó tổng giám đốc kiểm toán chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ và là người liên lạc chính với ban giám đốc của khách hàng. Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm soát xét tổng thể kết quả kiểm toán của nhóm kiểm toán mà giám sát kiểm toán đó phụ trách để đảm bảo công việc, trình tự và việc kiểm toán các phần hành đã được thực hiện theo các thủ tục đã được nêu ra một cách đầy đủ, hợp lý tương ứng với các rủi ro kiểm toán được đánh giá từ trước hay chưa. TNKT chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán, soát xét giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán, kiểm tra chi tiết. Trợ lý kiểm toán là KTV trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với từng phần hành, thu thập bằng chứng kiểm toán dưới sự điều hành của TNKT và báo cáo kết quả kiểm toán
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO
2.2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của công ty TNHH kiểm
toán BDO
❖ Lập kế hoạch kiểm toán
Cũng giống như trình tự chung của cuộc kiểm toán BCTC, quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ tại BDO tiến hành theo giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định phạm vi công việc Giai đoạn 2: Phát hiện và đánh giá rủi ro Giai đoạn 3: Thiết kế các thủ tục kiểm toán Giai đoạn 4: Thu thập bằng chứng kiểm toán Giai đoạn 5: Hình thành ý kiến kiểm toán Giai đoạn 6: Lập báo cáo kiểm toán
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
• Thu thập thông tin về khách hang
Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh, hiểu biết cơ bản về khách hàng, môi trường kinh doanh và nghiên cứu HTKSNB của khách hàng nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Việc đánh giá HTKSNB của công ty khách hàng để đưa ra kết luận về tính hiệu quả của HTKSNB là một nhiệm vụ rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đến từng dự án và chu trình. Thông tin thu thập được có thể giúp KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và xác định rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán và rủi ro được xác định trong kế hoạch cụ thể cho từng dự án và từng chu kỳ. Quá trình này đòi hỏi sự đánh giá chuyên môn và hiểu biết về khách hàng, do đó, nó thường được thực hiện bởi trưởng nhóm hoặc trưởng đoàn kiểm toán. Dựa trên kết quả và thông tin thu được từ việc thực hiện quy trình tìm hiểu khách hàng, trưởng nhóm sẽ xác định các vấn đề cần quan tâm và thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết. Chủ yếu thông qua quan sát, phỏng vấn, thu thập và kiểm tra các tài liệu nội bộ của công ty để tìm kiếm và thu thập thông tin về nghĩa vụ kiểm toán và thông tin lý lịch của khách hàng kiểm toán.
Căn cứ vào kết quả việc tìm hiểu HTKSNB, KTV thiết lập mức rủi ro kiểm soát
đối với khoản mục và từ đó thiết lập các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên các nghiệp vụ
phát sinh về TSCĐ thường ít xảy ra và mang tính trọng yếu trong từng nghiệp vụ đơn
lẻ nên đánh giá rủi ro kiểm soát thường ít cần thiết mà chúng ta lại tập trung vào tính trọng yếu của khoản mục này, đánh giá rủi ro trọng yếu và lấy việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản làm công việc trọng tâm trong kiểm toán TSCĐ.
• Phát hiện, đánh giá rủi ro
- Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi tìm hiểu về môi trường kinh doanh và đặc điểm hình thành tổ chức DN, chính sách kế toán nói chung, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC mà DN cung cấp. KTV sử dụng thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm đánh giá tình hình SXKD chung của đơn vị, tìm các số dư hoặc mối liên hệ bất thường hoặc không chắc chắn có thể dẫn tới rủi ro có sai phạm trọng yếu
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
trên BCTC._Thủ tục phân tích sơ bộ KTV áp dụng khi kiểm toán khoản mục TSCĐ thường có hai loại cơ bản sau:
+ Phân tích ngang (phân tích xu hướng): KTV tiến hành đánh giá số dư trên BCĐKT năm nay với số dư năm ngoái cả về chênh lệch tương đối và tuyệt đối, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn.
+ Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): “là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu, khoản mục khác nhau trên BCTC”. Với khoản mục TSCĐ, KTV có thể sử dụng các tỷ số tài chính như hệ số đảm bảo nợ dài hạn, tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ...
• Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
- Xác định mức trọng yếu:
Bước 1: Xác định chỉ tiêu tính mức trọng yếu
Các chỉ tiêu, phần trăm để tính mức trọng yếu tại BDO được hướng dẫn như bảng hướng dẫn áp dụng tính mức trọng yếu (Phụ lục 1)
Thường thì khi cơ sở để tính mức trọng yếu (như lợi nhuận trước thuế hoặc doanh thu) được coi là hợp lý đối với một đơn vị nhất định, nó sẽ không thay đổi từ năm này sang năm khác trừ khi tình hình thay đổi.
Bước 2: Xác định mức trọng yếu cụ thể
Nếu đối với một đơn vị, các sai sót trong một số khoản mục nhất định trên BCTC dù có thể thấp hơn mức trọng yếu đối với BCTC tổng thể nhưng vẫn có thể được cho là sẽ có ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng trên cơ sở của BCTC, KTV phải xác định những mức trọng yếu cụ thể được áp dụng cho những phần đó trong BCTC. Khi một mức trọng yếu cụ thể đã được thiết lập cho một khoản mục, mức trọng yếu được sử dụng để đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục đó. Khi một sai sót lớn hơn mức trọng yếu cụ thể cho khoản mục đó, thì cần thực hiện bút toán điều chỉnh hoặc nêu ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Khi một sai sót thấp hơn mức trọng yếu khoản mục, thì nó cần được ghi nhận trên bảng tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh và đánh giá cùng với những sai sót khác trong cùng một phần hành trên BCTC, so với mức trọng yếu khoản mục, và thực hiện những điều chỉnh cần thiết
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
nhằm đảm bảo rằng BCTC được trình bày hợp lý.
Ví dụ về những trường hợp sử dụng mức trọng yếu cụ thể bao gồm:
(1) Mức thu nhập của các Giám đốc và giao dịch với bên liên quan có thể cần được lưu ý, và trong trường hợp này nên áp dụng mức trọng yếu đối với khoản mục này;
(2) Nếu một khách hàng yêu cầu xem xét đích danh một số dư nào đó trên báo cáo;
(3) Cho các khoản thuyết minh quan trọng liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, ví dụ như chi phí nghiên cứu thử nghiệm đối với một công ty dược;
(4) Nếu sự chú ý được tập trung vào một khía cạnh cụ thể trong việc kinh doanh của đơn vị và khía cạnh đó lại được thuyết minh riêng trong BCTC, ví dụ một đơn vị kinh doanh mới được mua lại; và
(5) Một khách hàng đầu tư bất động sản với lượng tài sản lớn trên BCĐKT. Trong trường hợp đó, nên sử dụng các mức so sánh khác nhau nhằm tính mức trọng yếu riêng cho báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán để tránh trường hợp các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh trở thành không trọng yếu. Ví dụ, mức trọng yếu dùng cho BCĐKT có thể được xác định trên cơ sở tổng tài sản và mức trọng yếu trên BCKQKD trên cơ sở lợi nhuận trước thuế hoặc doanh thu.
Bước 3: Xác định mức trọng yếu thực hiện
Sau khi xác định được mức độ trọng yếu của BCTC tổng thể, KTV sẽ xác định mức độ trọng yếu của kết quả hoạt động. Mức trọng yếu về hiệu suất là mức sai sót cao nhất trong CSDL mà KTV có thể chấp nhận được, trong khi vẫn có thể đưa ra kết luận rằng kết quả đánh giá đã đạt được mục đích mà KTV đề ra. Tầm quan trọng của kết quả hoạt động được sử dụng vì cuộc kiểm toán theo kế hoạch để tìm ra sai sót trọng yếu không xem xét tổng số sai sót cơ bản có thể dẫn đến sai sót nghiêm trọng trong BCTC và có thể có sai sót trọng yếu khác nhưng không phát hiện ra sai sót trọng yếu nào khác. Mục đích của mức trọng yếu về hoạt động là giảm khả năng tổng các sai sót chưa được sửa chữa và chưa được phát hiện trong BCTC vượt quá mức trọng yếu tổng thể của BCTC.
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
Mức trọng yếu thực hiện thường được đặt giữa 50% và 75% của mức trọng yếu
tổng thể. Thường thì mức này sẽ được đặt gần 75% của mức trọng yếu; tuy nhiên
con số
này cũng có thể được giảm đi nếu có một số hoặc tất cả các yếu tố ghi nhận.
Bước 4: Xác định mức sai sót có thể bỏ qua
Đồng thời với mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện, KTV cần ghi chép lại mức độ sai sót mà KTV cho là có thể bỏ qua. Mức sai sót có thể bỏ qua là mức mà nếu thấp hơn ngưỡng đó thì sai sót không cần phải được tập hợp lại. Việc có thể bỏ qua không phải là đồng nghĩa với việc không trọng yếu. Những vấn đề được coi là có thể bỏ qua là những vấn đề có khác biệt (nhỏ) hơn về độ lớn so với các mức trọng yếu được dùng trong cuộc kiểm toán, và những vấn đề hoàn toàn không có ảnh hưởng, dù có được xem xét ở mức độ riêng lẻ hoặc tổng hợp lại cho dù có được đánh giá theo các tiêu chí về quy mô, bản chất hoặc hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, mỗi khi có sự không chắc chắn về một hoặc nhiều khoản mục là có thể bỏ qua hay không, KTV phải cho rằng vấn đề đó là không thể bỏ qua. Mức sai sót có thể bỏ qua thường được đặt ra giữa 0 và 5% của mức trọng yếu, nhưng sẽ không vượt quá 5% mức trọng yếu.
Bước 5: Điều chỉnh mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán
Thông thường thì KTV không thể xác định được một mức trọng yếu ban đầu hợp lý có thể bao quát cho tất cả các trường hợp có thể ảnh hưởng tới xét đoán về mức trọng yếu khi đánh giá những phát hiện trong quá trình hoàn thành cuộc kiểm toán và hình thành ý kiến kiểm toán về BCTC. Xét đoán của KTV ở giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán có thể khác với ban đầu.
Nếu KTV biết thêm thông tin trong quá trình kiểm toán mà có thể khiến KTV sử dụng một mức trọng yếu khác, KTV sẽ phải thay đổi mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và cả mức trọng yếu cụ thể (nếu có), nếu có liên quan.
Nếu KTV quyết định dùng một mức trọng yếu (và mức trọng yếu cụ thể nếu có) ở giai đoạn kết thúc công việc kiểm toán thấp hơn mức được sử dụng trong quá trình lên kế hoạch, KTV sẽ xác định liệu có cần phải điều chỉnh mức trọng yếu thực hiện và liệu bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán có còn phù hợp hay không, hoặc liệu có cần thu thập những chứng cứ bổ sung để hình thành ý
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
kiến kiểm toán hay không.
- Đánh giá rủi ro:
Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 loại: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Trong đó rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm 2 loại là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.