(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán căn bản - Học viện Ngân hàng)
• Đánh giá tính trọng yếu, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán
Đánh giá tính trọng yếu:
Việc xác định mức trọng yếu của KTV mang tính xét đoán chuyên môn và phụ thuộc và nhận thức của KTV về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Mục trọng yếu được hiểu là những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
- Ước tính ban đầu về tính trọng yếu: là mức tối đa mà KTV cho rằng ở
mức đó, các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin báo cáo tài chính. Thông thường KTV có thể lựa chọn chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu và nhân với 1 tỷ lệ nhất định đế xét mức trọng yếu tổng thể.
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Việc phân bổ này hoàn
toàn cần thiết vì đây là cơ sở để KTV quyết định quy mô thu thập bằng
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chứng. Cách phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có thể dựa vào giá trị của từng khoản mục trên BCTC.
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ:
KTV có thể mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng qua những công cụ như bảng tường thuật, bảng câu hỏi và lưu đồ.
- Bảng tường thuật: các KTV thường chọn cách này khi cơ cấu kiểm soát nội bộ đơn giản. Bảng tường thuật mô tả bằng văn bản về cơ cấu hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể, đối với khoản mục doanh thu, bảng tường thuật sẽ cung cấp cho KTV những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này (ví dụ: các chính sách của đơn vị về quy trình bán hàng thu tiền, các quy chế hoạt động của các nghiệp vụ bán hàng,...).
- Bảng câu hỏi: được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” hoặc “Không” và KTV có thể dễ dàng thực hiện, không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Bảng câu hỏi được thiết kế theo một mẫu nhất định nên có thể sẽ không phù hợp với nét đặc thù và quy mô đơn vị.
- Lưu đồ: phương pháp có thể cung cấp được cái nhìn khái quát và ngắn gọn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Lưu đồ được lập tốt giúp cho việc nhận diện những thiếu sót dễ dàng hơn và nó có thể cho ta biết được trình tự chuyển giao chứng từ, cũng như các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đánh giá rủi ro kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán được xét trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử, vì vậy rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về quản lí và chi phí kiểm toán. Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro tiềm tàng (Inherent risk - IR); rủi ro kiểm soát (Control risk - CR); rủi ro phát hiện (Detection risk - DR).
Mục tiêu KSNB Quá trình KSNB c
hủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro kiểm toán thể hiện ở công thức sau:
AR = IR × CR × DR
Trong đó:
- AR (Audit Risk) : rủi ro kiểm toán
- IR (Inherent Risk) : rủi ro tiềm tàng
- CR (Control Risk) : rủi ro kiểm soát
- DR (Detection Risk) : rủi ro phát hiện
• Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Với những thông tin đã thu thập được, KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Theo VSA số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” thì kế hoạch kiểm toán gồm hai bộ phận sau:
- Chiến lược kiểm toán tổng thể: KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Những vấn đề chủ yếu KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra,...
Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã lập, KTV sẽ tiến hành lập chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.
Nguyễn Thị Ngọc Anh 27 K20CLCH
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2.4.2 Thực hiện kiểm toán
• Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu BH và CCDV có thể được KTV thực hiện bằng cách đề ra các mục tiêu kiểm soát trên từng mục tiêu KSNB và tiến hành kiểm tra xem các mục tiêu đó có được thỏa mãn hay không.
1. Tính có thực của doanh thu BH và CCDV ghi sổ (doanh thu ghi sổ là có thực).
Quá trình vào sổ doanh thu được chứng minh bằng các chừng từ vận chuyển (nếu có) và các đơn đặt hàng đã phê chuẩn.
- Xem xét các hóa đơn bán hàng trong mối quan hệ với các chứng từ vận chuyển và các đơn đặt hàng.
- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự các hóa đơn bàn hàng.
2. Các nghiệp vụ tiêu thụ được phê chuẩn và cho phép một cách đúng đắn.
Sự phê chuẩn nghiệp vụ tiêu thụ nhằm vào 3 trọng điểm chính:
- Phê chuẩn phương thức trước khi giao hàng. - Gửi hàng.
- Giá bán phương thức thanh toán, chi phí vận chuyển, tỷ lệ chiết khấu.
Xem xét các chứng từ về sự phê chuẩn các vấn đề trọng điểm có đúng đắn hay không.
3. Các nghiệp vụ tiêu thụ đều được ghi sổ đầy đủ.
- Các chứng từ vận chuyển đều được đánh số và ghi chép.
- Các hợp đồng đều được đánh số trước và được ghi chép.
- Kiểm tra tính liên tục từ đầu đến cuối thứ tự các chứng từ vận chuyển.
- Kiểm tra tính liên tục từ đầu đến cuối thứ tự các hòa đơn bán hàng.
4. Doanh thu được tính
chính xác. trình ghi sổ doanh thu
bán hàng. các chứng từ nghi vấn.
5. Doanh thu được phân loại đúng đắn.
- Sử dụng một sơ đồ tài khoản đầy đủ và đúng đắn.
- Xem xét lại tính đúng đắn và đầy đủ của sơ đồ tài khoản.
- Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ trên các chứng từ nghi vấn.
6. Doanh thu được ghi
nhận đúng kỳ. - Các thủ tục quy địnhviệc tính tiền và vào sổ doanh thu hàng ngày, đặc biệt là trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán. - Kiểm tra nội bộ.
- Xem xét các chứng tứ chưa tính tiền và chưa ghi sổ, các chứng từ thu tiền của doanh nhận trước, doanh thu bán chịu.
- Kiểm tra sự vi phạm quy chế KSNB trên các chứng từ nghi vấn. 7. Các nghiệp vụ được ghi chép và cộng dồn đúng đắn. - Phân định trách nhiệm và ghi sổ nhật ký bán hàng với ghi sổ chi tiết các khoản phải thu.
- Quan sát đối chiếu các nghiệp vụ.
- Kiểm tra sự vi phạm các quy chế kiểm soát nội bộ.
Nguyễn Thị Ngọc Anh 28 K20CLCH
Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán
1. Kiểm tra tính có thực của doanh thu BH và
CCDV đã ghi sổ
KTV chọn mẫu để khảo sát
(Lưu ý các nghiệp vụ phát sinh bất thường hoặc các nghiệp vụ có số dư lớn).
- Kiểm tra chứng từ (Hóa đơn GTGT, đơn đặt hàng, phiếu xuất kho,.) tương ứng với khoản doanh thu đã ghi trong sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
- Kiểm tra chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng với các nghiệp vụ phát sinh.
- Kiểm tra danh sách khách hàng (Xin xác nhận từ phía khách hàng nếu cần thiết).
- Kiểm tra phương thức hạch toán qua các tài khoản đối ứng tương ứng.
2. Kiểm tra tính chính xác của doanh thu BH và CCDV
- Kiểm tra số lượng hàng bán ghi trên hóa đơn bán hàng so sánh với số liệu tương ứng trên hợp đồng kinh tế đã được phê chuẩn.
- Kiểm tra đơn giá hàng bán ghi trên hóa đơn bán hàng, so sánh với giá bán trên hợp đồng kinh tế tương ứng đã được phê chuẩn (KTV có thể khảo sát