Quy trình quan sát đối tượng trong hoạt động tạo hình

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 37)

5. Danh mục bảng biểu

1.1.6. Quy trình quan sát đối tượng trong hoạt động tạo hình

Khi quan sát cần giúp trẻ vận dụng khả năng cảm giác, tri giác, hình thành rõ nét về đối tượng miêu tả. Quan sát không chỉ dừng lại ở nhận biết mà còn phân tích để tiến tới đánh giá thẩm mĩ, thưởng thức cái đẹp.

Quá trình quan sát phải được tổ chức tốt để từng bước tập cho trẻ phân tích, khái quát hóa hình ảnh của đối tượng tri giác. Những phương thức tri giác khái quát này sẽ được trẻ sử dụng để nắm bắt đặc điểm của nhiều sự vật,

từ đó dễ dàng thiết lập các sơ đồ, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, để tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và dễ dàng tìm kiếm phương thức miêu tả phù hợp.

Khi quan sát một vật, cần tập cho trẻ biết dùng các thao tác trí tuệ để “ phân tách” đối tượng thành các chi tiết, các bộ phận, sau đó tìm hiểu các đặc điểm, thuộc tính của chúng rồi “ lắp ghép” chúng lại để từ đó nắm bắt hình ảnh, biểu tượng chung của đối tượng, đồng thời phát hiện ra những nét độc đáo của nó.

Một quá trình quan sát thường phải là sự phối hợp rất linh hoạt và hợp lí của các qua trình tri giác bao quát với tri giác tập trung. Cần giúp trẻ biết bắt đầu bằng quan sát bao quát, sau đó tập trung vào các chi tiết rồi trở lại quan sát bao quát toàn bộ diện mạo của đối tượng.

Nắm vững các cách thức, kĩ năng quan sát như vậy trẻ sẽ trở nên tích cực và tự lập tích lũy vốn kinh nghiệm xúc cảm, tri giác thẩm mĩ của trẻ sẽ dần dần được hình thành và trở nên phong phú, làm cơ sở cho sự phát triển óc sáng tạo.

Hiệu quả của quá trình quan sát phụ thuộc không chỉ vào việc cho trẻ rèn luyện các cơ quan cảm giác mà còn vào việc cung cấp cho trẻ các chuẩn cảm giác mang tính xã hội (các hình học cơ bản, hệ thống các màu quang phổ, các cấu trúc nhịp điệu,…). Khả năng sử dụng các chuẩn cảm giác trong quá trình quan sát, trong quá trình tạo nên hình ảnh hay mô hình tâm lí của đối tượng quan sát cũng là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả cho tri giác thẩm mĩ.

Chính vì vậy mà khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên cần tập cho trẻ luôn tích cực so sánh, đối chiếu, tìm mối quan hệ giữa các tính chất, đặc điểm của sự vật với các chuẩn cảm giác mà trẻ biết.

Chất lượng của quá trình quan sát phụ thuộc phần lớn vào sự tham gia tích cực của trẻ, vào mối quan hệ với hoạt động lời nói và việc thực hiện các thao tác tri giác.

kiện, cảnh sinh hoạt trong đời sống xã hội đòi hỏi sự tổ chức, chuẩn bị kĩ lưỡng hơn so với quá trình tổ chức quan sát các vật mẫu đơn lẻ. Để tránh hiện tượng nhiễu loạn, khó tập trung khi trẻ quan sát quá nhiều sự vật trong khung cảnh rộng giáo viên nên sắp xếp công việc chuẩn bị như sau:

+ Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát

+ Bước 2: Lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát làm sao cho trẻ thấy rõ

mọi chi tiết đặc trưng nhất

+ Bước 3: Suy nghĩ các câu hỏi để hướng sự chú ý của trẻ vào trong

những nét cơ bản của đối tượng, vào những đặc điểm cần thiết cho quá trình miêu tả của trẻ sau này

Việc tổ chức quan sát trong hoạt động tạo hình cần được tiến hành một cách sinh động để gây hứng thú và hình thành các xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ. Các thao tác tổ chức quan sát và trình tự quan sát để cho khi kết thúc quá trình quan sát, trẻ có thể hiểu và hình dung ra trình tự của quá trình miêu tả, sự vận hành của các thao tác tạo hình và kết quả cần đạt được của sự thể hiện sau hoạt động.

VD: Tổ chức cho trẻ vẽ vườn hoa hồng

Bước 1: Đối tượng quan sát: hoa hồng; vườn hoa hồng Bước 2: - Thời điểm: buổi sáng

- Góc độ quan sát: trẻ đứng xung quanh vườn hoa hồng Bước 3: - Giáo viên hỏi trẻ về tên đối tượng quan sát

- Đặc điểm các bộ phận của hoa hồng: hoa cánh tròn hay cánh dài, thân, lá của hoa hồng như thế nào?

- Màu sắc: Hoa hồng có màu gì? Ngoài những bông hoa hồng ở đây còn bạn nào biết hoa hồng còn có màu nào khác nữa không?

- Cảm xúc của trẻ khi được ngắm hoa nở như thế nào? …

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi.

1.2.1. Mục đích điều tra

Xác định thực trạng về việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Chí Đám, trường mầm non Vân Du - Đoan Hùng – Phú Thọ.

1.2.2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi thực hiện quá trình điều tra trên tổng số 33 giáo viên đã đang giảng dạy các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi của hai trường mầm non trẻ địa bàn huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ.

Điều tra 40 trẻ lớp 5 tuổi trường mầm non Chí Đám – xã Chí Đám – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ và 40 trẻ lớp 5 tuổi trường mầm non Vân Du – xã Vân Du – Huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ.

1.2.3. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra bao gồm các vấn đề sau:

- Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 -6 tuổi.

- Biểu hiện về kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi trong quá trình tham gia hoạt động tạo hình.

1.2.4. Phương pháp điều tra

Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan và chính xác chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập thông tin đó là:

- Sử dụng phương pháp điều tra anket

- Phương pháp quan sát và ghi chép các hoạt động của giáo viên và những biểu hiện của trẻ

- Phương pháp đàm thoại với giáo viên và với trẻ - Phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu

1.2.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá

1.2.5.1. Cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá

Để xây dựng các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình chúng tôi dựa vào các cơ sở sau:

- Dựa trên khái niệm kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình.

- Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ và kĩ năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi

1.2.5.2. Tiêu chí và thang đánh giá

Quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ và kĩ năng quan sát bị chi phối bởi nhưng hiểu biết về cách thức thực hiện, nhiệm vụ và mục đích tạo hình, mục đích quan sát. Thái độ của trẻ trong quá trình thực hiện kĩ năng quan sát. Do vậy chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ có tính đến sự ảnh hưởng của hai mặt trên. * Các tiêu chí đánh giá:

Tiêu chí 1: Tiêu chí đánh giá về nhận thức

Trẻ hiểu được mục đích quan sát, nhiệm vụ quan sát và nắm được cách thức khảo sát đối tượng.

Mức độ 1: Trẻ tự xác định được mục đích quan sát và nhiệm vụ quan sát, tự nắm được cách thức khảo sát đối tượng đầy đủ và chính xác.

Mức độ 2: Trẻ hiểu được mục đích và nhiệm vụ quan sát, nắm được cách thức quan sát với sự gợi ý của giáo viên.

Mức độ 3: Trẻ hiểu được mục đích nhiệm vụ quan sát nhưng chưa đầy đủ và chưa nắm hết được cách thức khảo sát đối tượng mặc dầu giáo viên đã gợi ý.

Mức độ 4: Trẻ không hiểu được mà nắm được cách thức khảo sát đối tượng.

Mức độ 1: Trẻ khéo léo, thành thạo khi thực hiện bài tập, hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng, phối hợp giữa mắt và tai.

Mức độ 2: Có sự khéo léo, cẩn thận nhưng còn chậm, sự phối hợp giữa mắt và tay tương đối linh hoạt.

Mức độ 3: Còn vụng về, chậm chạp, phối hợp giữa mắt và tay chưa linh hoạt, luôn cần sự giúp đỡ của giáo viên.

Mức độ 4: Sự phối hợp giữa mắt và tay chưa tốt, còn ẩu và chậm, rụt rè trong các thao tác tạo hình.

Tiêu chí 3: Tiêu chí đánh giá thái độ của trẻ

Thái độ của trẻ trong hoạt động được đánh giá thông qua nhiều biểu hiện khác nhau, song để đo mức độ hình thành kĩ năng quan sát trong hoạt động tạo hình thì chúng tôi tìm hiểu biểu hiện về hứng thú, sự tập trung chú ý và tính tự giác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan sát.

Các mức độ đánh giá thái độ bao gồm:

- Mức độ 1: Trẻ tập trung chú ý vào các đối tượng từ đầu đến cuối và hứng thú, tự giác thực hiện nhiệm vụ để kĩ năng quan sát được củng cố.

- Mức độ 2: Trẻ tập trung chú ý vào đối tượng và hứng thú với nhiệm vụ nhưng chưa tự giác khi tham gia khảo sát đối tượng.

- Mức độ 3: Trẻ chỉ hứng thú và tập trung vào khảo sát đối tượng khi giáo viên nhắc nhở hoặc tập trung quan sát nhưng chưa cao (còn bị chi phối bởi yếu tố khác).

- Mức độ 4: Trẻ chỉ hứng thú, tự giác thực hiện nhiệm vụ quan sát khi gia tạo hình với việc viên nhắc nhở hoặc trẻ không có hứng thú với nhiệm vụ quan sát.

Tiêu chí 4: Tiêu chí đánh giá kết quả quan sát

Trẻ biểu đạt được những đặc điểm của động vật, thực vật, biết sắp xếp, lắp ghép chúng để tạo thành sản phẩm có ý nghĩa, đồng thời trẻ nói rõ và sát chúng.

- Mức độ 1: Trẻ biểu đạt đầy đủ, chính xác những đặc điểm của đối tượng mà trẻ đã quan sát.

- Mức độ 2: Trẻ biểu đạt đầy đủ các đặc điểm của đối tượng quan sát hoặc sắp xếp lắp ghép đúng và đủ thứ tự các đối tượng, trẻ nói được (đầy đủ hoặc không đầy đủ) các cách thức khảo sát.

- Mức độ 3: Trẻ biểu đạt đầy đủ các đặc điểm của đối tượng quan sát hoặc sắp xếp lắp ghép đúng thứ tự nhưng chưa đủ các đối tượng, trẻ nói được (đầy đủ hoặc không đầy đủ) các cách thức khảo sát.

- Mức độ 4: Trẻ biểu đạt được một vài đặc điểm của các đối tượng hoặc xếp đúng một vài đối tượng nhưng không nói được cách thức khảo sát.

* Thang đánh giá kĩ năng quan sát

Kĩ năng quan sát được đánh giá thông qua các biểu hiện của bốn tiêu chí trên, vì vậy thang đánh giá kĩ năng quan sát được đánh giá theo các mức độ của từng tiêu chí.

Các mức độ đánh giá của từng tiêu chí được tính thành điểm như sau: - Mức độ 1: 4 điểm

- Mức độ 2: 3 điểm - Mức độ 3:2 điểm - Mức độ 4: 1 điểm

Cách xếp loại các mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động tạo hình theo tổng điểm như sau:

- Loại tốt: 12 ≥ 16 điểm - Loại khá: 8 ≥ 12 điểm - Loại trung bình: 4 ≥ 8 điểm - Loại yếu: 1≥ 4 điểm

1.2.6. Kết quả điều tra

1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Hầu hết giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình. Cụ thể:

Có 70,27% ý kiến giáo viên cho rằng việc tổ chức hoạt động quan sát có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhận thức nói chung và sự phát triển kĩ năng quan sát nói riêng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Khi được hỏi, phần lớn giáo viên đều cho rằng, hoạt động quan sát là hoạt động đầu tiên, là cơ sở cho mọi hoạt động của trẻ, đồng thời hoạt động quan sát giúp trẻ phát triển các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, khái quát...Vì vậy việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ rất quan trọng. Một số ý kiến giáo viên cho rằng, việc tổ chức sát cho trẻ là rất quan trọng. Một số ý kiến giao động tổ chức hoạt động tạo hình là điều kiện rất quan trọng giúp trẻ phát triển kĩ năn quan sát. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, giáo viên mầm non đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình. Tuy nhiên, qua quan sát cách tiến hành các hoạt động của giáo viên chúng tôi thấy rằng, mặc dù giáo viên mầm non nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình nhưng việc sử dụng các biện pháp của giáo viên chưa kích thích được nhận thức và tính tích cực nhận thức của trẻ, vì thế kết quả hoạt động chưa cao. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát trong hoạt động tạo hình.

STT Nhiệm vụ của giáo viên Số phiếu Tỷ lệ

1 Làm mẫu cách thức tổ chức HĐTH trước khi cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình

17 51,52

2 Tạo tình huống duy trì hứng thú trong quá trình tham gia HĐTH

25 75,76

3 Sử dụng câu hỏi hướng tới đặc điểm, đặc trưng của đối tượng quan sát

16 48,48

4 Khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan để quan sát

22 66,67

5 Tổ chức cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động tạo hình

Kết quả của bảng 1.1 cho ta thấy, giáo viên đã xác định nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức hoạt động tạo hình. Các nhiệm vụ đưa ra đều được giáo viên thực hiện nhưng mức độ thực hiện các nhiệm vụ là không giống nhau. Hầu hết giáo viên lựa chọn thực hiện các nhiệm vụ: tạo tình huống duy trì hứng thú trong quá trình quan sát và khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan để khám phá đối tượng, các nhiệm vụ còn lại thì ít giáo viên thực hiện hơn. Điều này chứng tỏ là nhận thức của giáo viên vẫn còn hạn chế. Qua điều tra chúng tôi thấy gió viên đã có kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Tuy nhiên thứ tự thực hiện các nội dung chưa chính xác và chưa có sự khác biệt. Cụ thể: 58,2% ý kiến giáo viên cho rằng, cần tạo hứng thú và giao nhiệm vụ quan sát tạo hình cho trẻ, chỉ có 41,8% giáo viên cho rằng ngoài việc tạo hứng thú và giao nhiệm vụ quan sát giáo viên phải giao bài tập cho trẻ khi quan sát. Bước chuẩn bị quan sát ít được giáo viên mầm non chú ý và một số nội dung khác nữa chưa được giáo viên quan tâm đúng mức như hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác quan sát, tạo hình,khuyến khích trẻ nói ra kết quả quan sát. Kết quả này cho thấy giáo viên mầm nom chưa quan tâm và đầu tư nhiều vào việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi.

1.2.6.2. Biểu hiện kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Cùng với việc dự giáo viên tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ để khảo sát các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng, tôi quan sát và đánh

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)