5. Danh mục bảng biểu
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ kĩ năng quan sát của trẻ. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:
Bảng 3.1: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm ( tính theo %)
Lớp Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá TB Yếu TN 40 10 37 35 18 ĐC 40 12 38 35 15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Khá TB Yếu TN ĐC
Biểu đồ 3.1: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo %)
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và biểu đồ trên chúng ta thấy, trước thực nghiệm mức độ phát triển kĩ năng quan sát ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình,
sự chênh lệch giữa hai lớp không đáng kể. Điều này chứng tỏ trẻ đã có kĩ năng quan sát đầu vào và có kinh nghiệm thực hiện các thao tác quan sát nhưng nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên. Kết quả này có được là do trẻ đã sử dụng các giác quan để khám phá đối tượng và biểu đạt được kết quả quan sát. Song nhận thức của trẻ về mục đích, nhiệm vụ còn hạn chế. Tỉ lệ khá và trung bình chiếm phần trăm khá cao (35 - 37%). Đó là những trẻ còn lúng túng khi thực hiện các thao tác quan sát và biểu đạt kết quả còn sai nhiều, đặc biệt trẻ chưa hiểu được mục đích, nhiệm vụ quan sát nếu giáo viên không giúp đỡ. Trong đó, số trẻ đạt mức độ yếu ở hai lớp TN và ĐC là 15 - 18%. Mặc dù giáo viên đã gợi ý rất kĩ nhưng trẻ vẫn không thực hiện được các thao tác quan sát, không hiểu được nhiệm vụ và mục đích quan sát. Tỉ lệ trẻ đạt mức độ tốt lại rất thấp 10 - 12%.
VD: Trong hoạt động cho trẻ quan sát và nặn quả táo. Lúc đầu quan sát thì trẻ tỏ ra rất hứng thú tuy nhiên hứng thú của trẻ chưa thực sự sâu và chưa được kéo dài như: Phạm Thành Đạt - Lớp 5 tuổi A; Trần Ngọc Diệp - Lớp 5 tuổi B; Vũ Anh Minh - Lớp 5 tuổi B; Trần Hải Nhi - Lớp 5 tuổi A. Một số trẻ khi bắt tay vào tạo hình thì cũng có những ý tưởng riêng nhưng chiếm phần trăm khá ít còn lại đa số là thực hiện dập khuân theo mẫu của cô giáo đưa ra. Thậm chí có những trẻ khi thực hiện hoạt động thì còn lúng túng không thực hiện được mặc dù cô giáo đã gợi ý và hướng dẫn rất cẩn thận: Đặng Hồng Phúc - Lớp 5 tuổi A; Nguyễn Phúc Phương Linh - Lớp 5 tuổi B.
Bảng 3.2: Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)
Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá
X
TC1 TC2 TC3 TC4
TN 40 1.56 2.24 1.96 2.04 1.95
0 0,5 1 1,5 2 2,5 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC
Bảng 3.2: Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)
Mức độ hình thành và phát triển kĩ năng quan sát của trẻ tình theo thời điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Tuy nhiên, các TC ở hai lớp có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Về TC1 trẻ nắm được tiến trình khảo sát. Trẻ nhanh nhẹn trả lời các câu hỏi. Khi cho trẻ thực hiện xong bài tập thì hầu hết các cháu không trả lời chính xác câu hỏi hay không gtrar lời được. Điều này chứng tỏ nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát dẫn đến kết quả quan sát còn lúng túng, biểu đạt kết quả quan sát còn sai nhiều. Kết quả này phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ. Trải qua nhiều lần thực nghiệm thực tế thì trẻ đã nhận thức được trong đầu các kĩ năng quan sát và cách khảo sát đối tượng. Ở TC2 tính chính xác thực hiện các thao tác quan sát và độ linh hoạt khi sử dụng phối hợp các giác quan của trẻ ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đạt mức trung bình (2,24 - 2,16). chẳng hạn khi cho trẻ quan sát con gà trống thì trẻ chỉ nhìn qua về những đặc điểm bên ngoài của gà như: mào đỏ, hai chân, đuôi dài mà hông nhìn thấy cụ thể những điểm khác như lông nhiều màu. Trẻ đã biết thực hiện các thao tác khảo sát nhưng còn lúng túng khi sử dụng và
phối hợp các giác quan để khảo sát. TC3, thì điểm trung bình của nhóm thử nghiệm là 1.96 và nhóm đối chứng là 2.0. Kết quả này có được là do hầu hết trẻ hứng thú với nhiệm vụ quan sát và tự giác thực hiện nhưng sự tập trung chú ý còn chưa cao. Trẻ chủ yếu hứng thú khi quan sát còn khi vận dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ thì trẻ tỏ ra chán nản, thiếu tập trung.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát gà trống và gà mái thì trẻ có hứng thú nhưng khi bảo trẻ so sánh giữa hai con vật này thì trẻ tỏ ra chán nản thiếu tập trung. Kết quả này cũng phản ánh tính thuận so với tiêu chí trên. Do trẻ thiếu tập trung chú ý vào đối tượng nên kết quả quan sát còn thấp và thực hiện các thao tác quan sát còn lúng túng và sai nhiều. TC4, kết quả quan sát của cả hai nhóm chỉ đạt ở mức độ trung bình (nhóm thực nghiệm là 2.04 và nhóm đối chứng là 2.08). Hầu hết trẻ chỉ nói được những đặc điểm đặc trưng bên ngoài của đối tượng và việc vận dụng kết quả quan sát chưa đạt kết quả cao.
Qua kết quả đo đầu vào cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Kĩ năng quan sát của cả hai nhóm đều đạt ở mức độ trung bình, chứng tỏ các biện pháp tác động của giáo viên chưa có hiệu quả. Hầu hết trẻ đã có biểu
hiện của kĩ năng quan sát như: khảo sát đối tượng bằng các giác quan, trẻ đã biết sử dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình. Tuy nhiên, điểm của cả hai nhóm đều thấp và tương đương nhau.
- Mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ không đồng đều ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng, độ phân tán khá cao, có trẻ đạt kết quả cao nhưng cũng có trẻ đạt kết quả rất thấp.
- Mức độ phát triển kĩ năng quan sát biểu hiện ở các tiêu chí đánh giá của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng còn thấp, thấp nhất là tiêu chí đánh giá nhận thức của trẻ và cao nhất là tiêu chí đánh giá việc sử dụng các giác quan và thực hiện các thao tác quan sát.
- Xét từng tiêu chí riêng lẻ cũng sẽ có sự phát triển không đều, có trẻ đạt kết quả cao song cũng có trẻ đạt kết thấp. Vì thế, độ lệch chuẩn trước thực nghiệm còn cao.
Qua kết quả thực nghiệm cho ta thấy trẻ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm đều rất lúng túng trong quá trình thực hiện các thao tác quan sát. Lúc đầu trẻ rất hứng thú khảo sát đối tượng nhưng không phải tất cả, một vài trẻ vẫn chú ý đến những đối tượng khác hoặc lúc đầu chú ý nhưng chỉ được thời gian rất ngắn, trẻ lại mất tập trung, quay sang làm việc khác, rất ít trẻ say xưa đến đối tượng. Điều đó cho chúng ta thấy đa số trẻ chỉ hiểu được đặc điểm bên ngoài của đối tượng và chưa hiểu hết được đặc điểm chính của chúng. Trẻ quan sát đối tượng nhưng không hiểu được mục đích của việc quan sát đó là gì, vì vậy mà kết quả quan sát của trẻ không cao.