5. Danh mục bảng biểu
2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 6 tuổi thông qua
2.2.3. Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo
hoặc dùng cánh hoa để chắp ghép thành nhưng chú bướm trắng,…
2.2.3. Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tạo hình
2.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tâm lí, nhân cách của trẻ chỉ phát triển khi trẻ được tham gia vào hoạt động. Trẻ hoạt động tích cực thì tâm lí càng phát triển, trẻ nào ưa hoạt động thì trẻ đó càng thông minh. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn tính tích cực hoạt động có cơ hội giúp trẻ hoàn thiện các chức năng tâm lí.
Việc phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình khám phá đối tượng là rất cần thiết. Trẻ mẫu giáo thường học ở mọi lúc, mọi nơi, trẻ lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội thông qua chơi, qua trải nghiệm. Một trong những quan điểm của giáo dục mầm non là “ dạy học hướng vào trẻ”. Tức là cần phát huy vai trò chủ thể của trẻ, tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động, từ đó giúp trẻ tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Trong quá trình bắt tay vào thực hiện tạo hình trẻ sẽ tìm ra thêm những điều mới mẻ, hấp dẫn hơn, sáng tạo hơn trong mọi hoạt động. Cũng chính nhờ trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ rèn luyện tính tích cực hơn, hăng hái tham gia giải quyết vấn đề hơn từ đó trẻ sẽ có ý thức tự giác tích cực hơn.
2.2.3.2. Cách thực hiện
- Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.
- Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…) chơi với các đồ vật, tranh ảnh nghệ thuật.
-Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật , những cái đẹp gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật, sự vật. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện khác nhau.
Ví dụ: vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, bông màu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kĩ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động và đẹp hơn.
- Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình.
VD: Khi cho trẻ quan sát ngoài sân trường cô có thể gợi ý để trẻ tận dụng được những thứ xung quanh như: quả, cây, hoa, lá, hột hạt… để làm ra những sản phẩm mà trẻ thích: làm con trâu bằng lá mít, xếp hạt chi chi thành hình bông hoa, đá xếp thành bể nước và xé con cá bằng lá cây bỏ vào nước.