Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 53)

5. Danh mục bảng biểu

2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 6 tuổi thông qua

2.2.1. Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ

qua hoạt động tạo hình

2.2.1. Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ quan sát quan sát

2.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Môi trường hoạt động là môi trường trong đó đối tượng hoạt động chứa nhiều tiềm năng trở thành động cơ bên trong của chủ thể. Môi trường hoạt động giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá tình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy trẻ học tốt nhất qua quá trình tương tác với đối tượng trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do đó, việc tạo môi trường phong phú, hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển tâm lí của trẻ nói chung và phát triển kĩ năng quan sát nói riêng. Mục đích của việc xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn là quá trình nhà giáo dục tạo ra những điều kiện tốt nhất để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực với các đối tượng, khơi gợi hứng thú của trẻ, kích thích sự sang tạo, khuyến khích trẻ chủ động tìm kiếm, thử nghiệm, rèn luyện kĩ năng nhận thức, góp phần phát triển kĩ năng quan sát thông qua hoạt động tạo hình.

2.2.1.2. Cách thực hiện

Môi trường vật chất phong phú, hấp dẫn không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là nguồn lực thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, khảo sát, khám phá của trẻ. Sự hứng thú sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào các đối tượng của môi trường. Các đối tượng mà phong phú, luôn mới mẻ có sức hấp dẫn và duy trì hứng thú của trẻ, khơi gợi và kích thích sự sáng tạo của trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Tuy nhiên môi trường hoạt động của trẻ phải xây dựng theo hướng “ mở “, có nghĩa là mọi thứ được sắp xếp trong môi trường có thể thay đổi theo nội dung giáo dục,theo mức độ phát triển của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, đảm bảo sự giáo dục phù hợp cho mọi trẻ.

Trẻ 5 - 6 tuổi vốn kinh nghiệm phong phú, các biểu tượng được hình thành khá dầy đủ về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt, tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư duy trực quan hình tượng và trìu tượng đang được hình thành và phát triển. Để phát huy tính tích cực sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ tôi đã tận dụng thời điểm hợp lý trong ngày từ trò chuyện buổi sáng hay hoạt động vui chơi ngoài trời, đi dạo đi thăm quan ở mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên muôn hình muôn vẻ.

VD: Trò chuyện vào buổi sáng khi thấy bố mẹ trẻ đưa trẻ đến trường tôi tạo tình huống để trẻ nhận xét về những người thân… cho trẻ nói nên cảm xúc của mình về những gì trẻ quan sát tri giác về những người thân.

- Xây dựng môi trường cần: cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người thân của mình, ở lớp thì treo tranh ảnh về người thân trong gia đ, cho trẻ chỉ ra trong bức ảnh đâu là người thân của mình.

VD: Tiết vẽ đề tài (vẽ người thân trong gia đình)

Từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động các giác quan các quá trình tâm lý khác nhau đồng thời cho trẻ tự khám phá so sánh, tổng hợp những đặc điểm chung dưới sự điều chỉnh của cô giáo. Trẻ vẽ người có đầy đủ: Đầu, mình, tay, chân và các bộ phận khác cô luôn gợi ý cho trẻ trong khi trẻ thể hiện tác phẩm của mình. Luôn cho trẻ tiếp xúc với thực tế cuộc sống.

VD: Xé dán đàn cá bơi

- Qua tiết tìm hiểu môi trường xung quanh cung cấp cho trẻ về cấu tạo hình dáng của con cá. Từ đó, yêu cầu trẻ xé dán đàn cá đang bơi.

- Để cho trẻ quan sát tốt và có thể tạo ra được sản phẩm tốt thì cần tạo môi trường có đối tượng để quan sát, môi trường rộng rãi, thoải mái với hoạt động.

VD: Có bể cá cho trẻ quan sát, có tranh ảnh cá, hoặc là các mô hình bể cá gồm nhiều con cá,…

- Trong khi cho trẻ đi dạo đi tham quan tôi nhắc trẻ chú ý quan sát, đàn cá xem chúng bơi như thế nào, các con cá bơi ở gần hình dáng so với các con cá bơi ở xa có gì khác biệt. Trẻ được quan sát tri giác các hình ảnh cụ thể rất thuận tiện cho việc trẻ thực hiện sản phẩm. trẻ biết được con cá ở gần thì to, con cá ở xa thì nhỏ, bước đầu trẻ biết sắp xếp hợp lý các sản phẩm cô cùng trẻ thảo luận trao đổi về luật xa gần và thể hiện màu sắc sáng tạo diễn cảm của động vật trong không gian một cách sống động. Rèn cho trẻ trí tượng tượng, sáng tạo: Các con nhìn xem mắt cá tròn hay dẹt? Đuôi cá giống hình gì? Cô luôn tạo cảm xúc thực sự trước cái đẹp. Tạo cho trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hứng thú, say mê để trẻ tạo ra sản phẩm đẹp phong phú đa dạng.

Để dạy tốt môn tạo hình, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng cách thông qua các hội thi, mời phụ huynh đến dự, qua đó tuyên truyền kiến thức về môn tạo hình để các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tạo hình đối với trẻ.

- Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được sáng tạo.

* Một số chú ý:

- Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, học liệu.

+ Ưu tiên sử dụng những vật thật, vật thật phải đảm bảo đúng đích, tính đặc trưng và tính tự nhiên.

+ Môi trường hoạt động, các trang thiết bị, nguyên vật liệu được chuẩn bị đáp ứng triển khai chủ đề, cung cấp nhiều với hình thức hoạt động đa dạng, linh hoạt, an toàn đối với trẻ, phù hợp các mặt phát triển của trẻ.

+ Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động thực hành, trải nghiệm với vật thật và tham gia vào các trò chơi khác nhau.

việc sử dụng của trẻ, đa dạng, đẹp, thay đổi phù hợp với sự triển khai nội dung của các chủ đề nhánh, đáp ứng nhu cầu hoạt động khác nhau của trẻ.

+ Các vật thật cần được chuẩn bị có tính “mở”, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của trẻ cũng như rèn luyện các kĩ năng vận động, thao tác khéo léo của bàn tay, phát triển ngôn ngữ, xã hội.

+ Các học liệu và thiết bị cho trẻ hoạt động cần được đưa vào sử dụng theo các cách thức tang dần mức độ phức tạp, thử thách đối với trẻ.

+ Việc cung cấp các đồ dùng, học liệu theo trình tự phân phối kế hoạch hoạt động trong tuần, với số lượng vừa đủ và nên thay đỏi sau mỗi ngày để trẻ luôn có cảm giác mới mẻ, sẽ làm khơi gợi ở trẻ sự tập trung, chú ý, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ.

- Cách bố trí sắp xếp các đối tượng:

Để môi trường phát huy được hiệu quả trong hoạt động của trẻ, chúng ta cần phải sắp xếp, bố trí các đối tượng sao cho khoa học, hợp lí để kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, tìm tòi và thử nghiệm.

Có thể bố trí như sau:

+ Bố trí, sắp xếp đối tượng sao cho trẻ dễ quan sát, phát hiện kích thích ở trẻ tính tò mò, muốn khám phá, bố trí sau cho đủ không gian cho trẻ hoạt động.

+ Trang trí mảng tường phù hợp với nội dung chủ đề, màu sắc sặc sỡ gây được chú ý của trẻ.

+ Sắp xếp các vật quan sát mang tính “ mở” hoặc có mục đích gợi ý tưởng hoạt động cho trẻ. Môi trường hoạt động phong phú sẽ kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì thế kĩ năng quan sát càng phát triển hơn.

+ Bố trí, sắp xếp các đối tượng trong hoạt động chung có mục đích học tập. Giáo viên cần phải biết bố trí các đối tượng sao cho thuận lợi, đẹp mắt, kích thích được các hoạt động của trẻ và phục vụ cho tốt trong quá trình hoạt động tạo hình.

Đồ dùng của cô và của trẻ được xác định một cách rõ ràng, sắp xếp thuận lợi cho quá trình tổ chức hoạt động và kích thích được tính chủ động,

độc lập của trẻ.

- Xác định các hoạt động của trẻ khi tương tác với các đối tượng:

Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, giáo viên giữ vai trò là “ điểm tựa” là thang đỡ của trẻ khi cần, vì vậy giáo viên cần:

Luôn khuyến khích, động viên trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết nhiệm vụ được đưa ra.

Khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan vào trong các quá trình quan sát.

Khuyến khích trẻ giao tiếp, chia sẻ với nhau trong hoạt động.

Khuyến khích trẻ tích cực thực hành, thử nghiệm với các đối tượng để tìm tòi, phát hiện ra những cái mới, rèn luyện kĩ năng chủ động, sáng tạo ở trẻ.

2.2.2. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên

2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục cái đẹp cho trẻ. Những ấn tượng phong phú, tốt đẹp về thế giới tự nhiên xung quanh sẽ giúp trẻ sống vui vẻ hơn, lành mạnh hơn; sớm hình thành ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ và thái độ tích cực, làm cho cuộc sống của các em trở nên đẹp đẽ.

Đối với nghệ thuật tạo hình, có thể nói, cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể tiến hành hoạt động. Nếu bắt tay vào HĐTH mà cảm xúc khô khan, hứng thú không có,... thì hiệu quả không cao, sản phẩm tạo hình không còn mang có ý nghĩa như bản chất vốn phải có của nó.

Tích cực cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên có thể coi là con đường ngắn nhất, thuận lợi và hiệu quả đối với việc tạo nguồn hứng khởi và bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ. Bởi vì vẻ đẹp trong thiên nhiên là một trong những phương tiện dễ kiếm nhất và vô cùng thú vị đối với trẻ em. Bản thân thế giới

xung quanh là những bức tranh tuyệt đẹp tác động đến trẻ như một nguồn cảm hứng vô tận để trẻ quan sát, tri giác khám phá từ đó giáo dục thẩm mĩ cho trẻ phát triển phong phú hơn.

Khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, trẻ có cơ hội gần gũi và khám phá đối tượng, quan sát tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn giúp trẻ phát triển kĩ năng quan sát có hiệu quả hơn. Hơn nữa là khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng trẻ sẽ thích thú hơn khi tham gia hoạt động. Cũng qua đó mà trẻ thể hiện vào sản phẩm tạo hình của mình được sắc nét hơn và hoàn hảo hơn, tư duy của trẻ phát triển hơn.

2.2.2.2. Cách thực hiện

- Giáo viên sắp xếp thời gian cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên hàng ngày, càng nhiều càng tốt.

- Lựa chọn những yếu tố thiên nhiên quen thuộc, phù hợp với thời gian, thời điểm và nhận thức của trẻ để làm đề tài quan sát cho trẻ.

Chẳng hạn khóm hoa hồng đang nhiều bông nở; những bông lau đang nghiêng nghiêng trước làn gió đưa; mặt trời đang lên xiên những tia nắng óng ánh xuống thềm nhà; vài con chim đang chuyền cành;…

- Khuyến khích trẻ quan sát, tìm hiểu bằng cách đặt câu hởi về thế giới sự vật hiện tượng xung quanh.

- Đàm thoại với trẻ về môi trường xung quanh, đọc cho trẻ nghe những mẩu chuyện hay về thiên nhiên để thong qua đó giải thích cho trẻ về những hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ tưởng tượng, sáng tạo trong hoạt động tạo hình.

- Cho trẻ tự nói lên cảm xúc của mình hoặc đặt câu với những từ miêu tả thiên nhiên, vừa để bày tỏ tình cảm, vừa để phát triển khả năng tri giác, tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện những gì trẻ đã thấy, cảm nhận từ thế giới xung quanh vào sản phẩm tạo hình của trẻ để tạo nên sự quen thuộc gần gũi đối với trẻ, hơn nữa trẻ cũng hồi tưởng lại những gì trẻ đã quan sát được một lần nữa trẻ hiểu rõ hơn đặc điểm của các sự vật ngoài thế giới xung quanh.

- Đảm bảo các điều kiện an toàn khi trẻ chơi, quan sát với thiên nhiên xung quanh.

VD: Hôm nay cô tổ chức cho trẻ quan sát vườn rau: trẻ quan sát không chỉ có rau mà trẻ còn quan sát thấy những chú bươm bướm trắng, hay những con sâu. Trong giờ tạo hình nặn cô giáo có thể cho trẻ nặn những con sâu hoặc dùng cánh hoa để chắp ghép thành nhưng chú bướm trắng,…

2.2.3. Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tạo hình

2.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tâm lí, nhân cách của trẻ chỉ phát triển khi trẻ được tham gia vào hoạt động. Trẻ hoạt động tích cực thì tâm lí càng phát triển, trẻ nào ưa hoạt động thì trẻ đó càng thông minh. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn tính tích cực hoạt động có cơ hội giúp trẻ hoàn thiện các chức năng tâm lí.

Việc phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình khám phá đối tượng là rất cần thiết. Trẻ mẫu giáo thường học ở mọi lúc, mọi nơi, trẻ lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội thông qua chơi, qua trải nghiệm. Một trong những quan điểm của giáo dục mầm non là “ dạy học hướng vào trẻ”. Tức là cần phát huy vai trò chủ thể của trẻ, tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động, từ đó giúp trẻ tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Trong quá trình bắt tay vào thực hiện tạo hình trẻ sẽ tìm ra thêm những điều mới mẻ, hấp dẫn hơn, sáng tạo hơn trong mọi hoạt động. Cũng chính nhờ trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ rèn luyện tính tích cực hơn, hăng hái tham gia giải quyết vấn đề hơn từ đó trẻ sẽ có ý thức tự giác tích cực hơn.

2.2.3.2. Cách thực hiện

- Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.

miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.

- Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…) chơi với các đồ vật, tranh ảnh nghệ thuật.

-Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật , những cái đẹp gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật, sự vật. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện khác nhau.

Ví dụ: vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, bông màu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kĩ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động và đẹp hơn.

- Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)