5. Danh mục bảng biểu
2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 6 tuổi thông qua
2.2.5. Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo
nếu giáo viên biết tao tình huống hấp dẫn như các đối tượng sinh động, ưu tiên sử dụng các vật thật, các con vật, cây cối gần gũi với trẻ sẽ kích thích hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động. Từ đó năng lực nhận thức, năng lực hành động và đặc biệt là tư duy của trẻ phát triển một cách tốt hơn. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì trẻ sẽ có kiến thức, trẻ sẽ vận dụng tốt các kiến thức đó để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
2.2.5. Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình hình
2.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa
Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác cho trẻ nhằm giúp trẻ rèn luyện phản ứng quan sát nhanh nhậy về một hay nhiều đối tượng cần tri giác. Trong quá trình tạo hình sử dụng trò chơi rèn luyện thị giác rất có ý nghĩa nó cung cấp cho trẻ những nhận thức cần thiết về đối tượng mà trẻ quan sát. Giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái hay trong hoạt động tạo hình. Hơn nữa sử dụng trò chơi trong quá trình học tập cũng là một trong những phương pháp giú trẻ tiếp thu bài học một cách có hiệu quả, thoải mái và không gò bó trẻ, gây cho trẻ cảm giác hứng thú trong hoạt động.
Yếu tố chơi sẽ giúp trẻ khám phá đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, củng cố mà mở rộng tri thức của trẻ về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động. Trong hoạt động tạo hình, sử dụng trò chơi và yếu tố chơi đa dạng, phong phú, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài, giúp trẻ hứng thú và phát triển kĩ năng quan sát.
2.2.5.2. Cách thực hiện
Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính mục đích: mục đích của trò chơi là phát triển khả năng quan sát của trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi của trò chơi phải đòi hỏi trẻ tích cực sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trìu tượng hóa để lĩnh hội các tri thức từ thế giới xung quanh.
- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: trò chơi phải thật sự hấp dẫn trẻ, kích thích được tính tự lập, sáng tạo của trẻ, đảm bảo tính chủ động. Trò chơi phải tạo nhiều cơ hội, hứng thú để trẻ tự nguyện tham gia hoạt động.
- Nội dung các trò chơi: đòi hỏi trẻ phải dùng khả năng của bản thân để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.
- Trước khi chơi tổ chức cho trẻ đàm thoại nhằm khẳng định hướng vào chủ điểm, giúp trẻ dễ dàng tự lựa chọn khu vực hoạt động, các hoạt động cụ thể theo nhu cầu, hứng thú cá nhân. Trong khi chơi giáo viên cần đi một vòng qua các khu vực hoạt động của trẻ để quan sát trẻ hoạt động nhằm làm rõ sự chủ động của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, các mức độ tương tác của trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Kết thúc trò chơi thì tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái sau khi chơi.
VD: Khi cho trẻ quan sát cây hoa lan, cô giáo có thể hỏi trẻ về các loài hoa mà trẻ biết, sau đó đưa ra cây hoa lan thật hoặc tranh ảnh (tùy theo từng giáo viên) yêu cầu trẻ quan sát thật kĩ. Và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ai giỏi nhất” cô sẽ cất cây hoa lan đi và cho trẻ thi đua với nhau kể về đặc điểm
hay bất cứ những gì trẻ đã quan sát được, đội nào kể đúng và nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.
Trong quá trình sử dụng trò chơi và yếu tố chơi nên chú ý tạo môi trường chơi thích hợp, tăng dần độ khó của trò chơi, tăng cường sử dụng yếu tố thi đua để kích thích tính tích cực, độc lập tham gia trò chơi của trẻ từ đó giúp trẻ phát triển khả năng quan sát của mình.