Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ sử dụng kết quả quan sát để

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 60 - 62)

5. Danh mục bảng biểu

2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 6 tuổi thông qua

2.2.4. Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ sử dụng kết quả quan sát để

giải quyết nhiệm vụ tạo hình

2.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

Tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình, nhằm tạo ra nhu cầu, hứng thú, kích thích trẻ tích cực vận dụng những cái đã biết vào trong những hoàn cảnh và điều kiện mới để giải quyết nhiệm vụ tạo hình đã đặt ra, nâng cao khả năng quan sát cho trẻ.

Biện pháp tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình sử dụng tình huống có vấn đề để làm tăng sức hấp dẫn của hoạt động, tạo ra hứng thú và duy trì

chú ý bền vững của trẻ đối với hoạt động tạo hình, kích thích sự tò mò, sự ham muốn khi làm quen với những điều chưa biết, phát triển khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, trẻ sẽ chủ động, độc lập, sáng tạo. Khi tổ chức cho trẻ quan sát thế giới xung quanh để lấy tư liệu cho trẻ sáng tạo hơn nữa trong hoạt động tạo hình thì giáo viên cần linh hoạt, nhanh nhậy tạo ra những tình huống hấp dẫn, bất ngờ để trẻ hứng thú quan sát, tập trung được sự chú ý của trẻ vào đối tượng cần tri giác. Khi đó trẻ sẽ giải quyết được hoạt động tạo hình một cách tốt nhất đem lại hiệu quả cao.

2.2.4.2. Cách thực hiện

Để biện pháp “ tạo tình huống có vấn đề hấp dẫn kích thích trẻ sử dụng

kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình” đạt kết quả tốt thì giáo viên

cần đưa ra các tình huống đa dạng, phù hợp với khả năng tạo hình của trẻ. Khi tổ chức hoạt động tạo hình, giáo viên tạo cho trẻ những tình huống hấp dẫn, đưa ra những câu hỏi gợi mở, khuyến khích trẻ trả lời. Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải phù hợp với nội dung mà trẻ quan sát, được nhìn thấy.

Bài tập mà giáo viên đưa ra khích thích trẻ sử dụng kết quả quan sát để trả lời. Trẻ có thể thực hiện các bài tập so sánh, khi thực hiện bài tập này trẻ phải vận dụng các kiến thức vừa học được hay những gì mà trẻ tri giác được để hoàn thành nhiệm vụ tạo hình. Nhưng để bài tập của trẻ hoàn thiện hơn thì trước hết trẻ phải có đầy đủ kiến thức về các đối tượng động vật, thực vật trong môi trường xung quanh. Nhìn chung, với trẻ mẫu giáo thì sự tập trung chú ý không cao, trẻ chỉ chú ý vào đối tượng trong thời gian rất gắn sau đó trẻ mất tập trung nhưng những hoạt động , những đối tượng hấp dẫn, sinh động sẽ làm trẻ tập trung cao hơn và kéo dài thời gian lâu hơn. Vì vậy, giáo viên cần tạo các tình huống có vấn đề, vấn đề hấp để kích thích trẻ sử dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.

VD: Tổ chức cho trẻ xé dán đàn cá đang bơi.

khác thấy và nói đây không phải là cá đang bơi. Vậy thì lúc này cô giáo có thể hỏi trẻ đó để trẻ nói rõ ra ý tưởng của trẻ. Chính tỏ là trẻ đó đã có quá trình quan sát rất kĩ khi cá đang bơi, không chỉ bơi ngang mà đôi khi trẻ còn đắm mình xuống dưới để bơi xuống phía đáy để tránh gặp những nguy hiểm. Cô cũng có thể gợi ý cho trẻ bằng các câu hỏi để trẻ tự trả lời và làm bức tranh của trẻ thêm sinh động, sáng tạo: khi bơi thì vây của cá làm sao, đuôi cá như thế nào, mặt nước ra làm sao?…

Để thực hiện biện pháp này, phải có phương tiện dạy học phong phú, phù hợp với mục đích dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân trẻ tự hoạt

động để chiếm lĩnh kiến thức.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)