Điều kiện vận dụng

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 65)

5. Danh mục bảng biểu

2.3. Điều kiện vận dụng

* Về phía trẻ

- Trẻ phải hứng thú tích cực tham gia hoạt động; vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có của mình để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động và bộc lộ những khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú thông qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, khả năng tạo hình của mình.

- Trẻ phải tự tin mạnh dạn để nói lên ý kiến của mình. Từ đó trẻ sẽ lĩnh hội được vốn kiến thức, kĩ năng mới cho bản thân mình.

* Về phía giáo viên

- Giáo viên cần nắm được kiến thức, kĩ năng tạo hình của trẻ lớp mình để từ đó xây dựng nội dung phù hợp nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả hơn.

- Giáo viên phải có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, thực sự tâm huyết với nghề và đặc biệt là có ý thức và mong muốn nâng cao hiệu quả

tổ chức hoạt động tạo hình đáp ứng yêu cầu lứa tuổi cho trẻ. Từ đó giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong khai thác các tiềm năng của môi trường hoạt động và tổ chức các hoạt động phong phú để trẻ có nhiều cơ hội phát triển khả năng của mình. Hình thức tổ chức hoạt động của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm.

- Cô luôn tạo cho trẻ môi trường học tập “Học mà chơi, chơi mà học” Luôn động viên kịp thời và giúp trẻ rèn luyện thường xuyên và tạo các điều kiện tốt nhất để trẻ có khả năng tư duy và phát triển tốt nhất.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và gia đình trong việc tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động trong trường mầm non.

* Về cơ sở vật chất

- Trường, lớp cần có địa điểm đủ rộng cho trẻ hoạt động tạo hình, được trang bị đồ dùng, nguyên vật liệu cần thiết, có không gian thiên nhiên để tạo nên một quần thể hài hoà, phong phú, giúp trẻ thoải mái khi hoạt động.

- Nhà trường nên hạn chế số lượng trẻ trong mỗi lớp, tránh tình trạng quá tải như hiện nay để nâng cao hiệu quả giáo dục trên từng trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kĩ năng quan sát là kĩ năng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tạo hình của con người nói chung và của trẻ mầm non nói riêng, nhất là đối với trẻ mẫu giáo lớn. Quá trình xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ trong hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọng trong công tạo tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn mẫu giáo lớn. Các biện pháp phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động tạo hình được xây dựng và đề xuất trong đề tài là:

- Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ quan sát.

- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên.

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình.

- Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.

- Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình.

- Trò chơi hóa sản phẩm.

Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau nằm trong một thể thống nhất. Chính vì thế, mỗi nhóm biện pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi có sự kết hợp linh hoạt, mềm dẻo với các biện pháp khác.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 - tuổi.

3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường mầm non Chí Đám – xã Chí Đám – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ.

Để triển khai thực nghiệm chúng tôi chọn 2 nhóm trẻ, trong đó: + Lớp thực nghiệm gồm 40 trẻ tại lớp 5 tuổi A

+ Lớp đối chứng gồm 40 trẻ tại lớp 5 tuổi B

Về cơ bản thì trẻ ở cả 2 nhóm trẻ đều có sức khỏe, điều kiện giáo dục và trình độ nhận thức tương đương nhau. Trình độ của giáo viên ở 2 nhóm trẻ đều ở trình độ đại học sư phạm, có thâm niên công tác và kinh nghiệm như nhau.

3.2.2. Phạm vi thực nghiệm

Trường mầm non Chí Đám là trường công lập, được thành lập gần 30 năm, là một trong những trường có diện tích khá lớn và bề dày truyền thống về giáo dục mầm non trong khu vực huyện Đoan Hùng.

Về môi trường tự nhiên, trường nằm ở trung tâm xã Chí Đám, không gian rộng, thoáng và yên tĩnh, vì thế đảm bảo các tiêu chí vệ sinh như không khí, ánh sáng, nguồn nước…Vì vị trí khá rộng nên nhà trường có sân vườn, cây xanh thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động.

Là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ đại học chiếm 48%, cao đẳng 36%, trung cấp chiếm 16%. Tổng số trẻ năm học 2018 - 2019 là gần 600 cháu bao gồm cả

nhà trẻ và mẫu giáo, trong đó có 4 lớp mẫu giáo lớn với gần 150 trẻ.

Về chương trình giáo dục: trường mầm non Chí Đám đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ được các giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tổ chức giáo dục, chăm sóc đều đặn, nghiêm túc.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 5 tuần từ ngày 21/01 đến ngày 23/02/2019

Tôi tiến hành thực nghiệm toàn bộ các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát trong hai chủ đề về thế giới động vật và thế giới thực vật. Các biện pháp bao gồm:

- Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ quan sát.

- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng quan sát ở thế giới thiên nhiên.

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình.

- Tạo tình huống hấp dẫn, kích thích trẻ quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình.

- Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức tạo hình.

- Trò chơi hóa sản phẩm.

Các biện pháp này được triển khai thông qua hoạt động giáo dục ở hoạt động tạo hình.

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng phương pháp th nghiệm, phương pháp dự giờ, quan sát tổ chức hoạt động tạo hình tại trường mầm non.

chí đánh giá tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thu được.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm

Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ kĩ năng quan sát của trẻ. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:

Bảng 3.1: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm ( tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá TB Yếu TN 40 10 37 35 18 ĐC 40 12 38 35 15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Khá TB Yếu TN ĐC

Biểu đồ 3.1: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo %)

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và biểu đồ trên chúng ta thấy, trước thực nghiệm mức độ phát triển kĩ năng quan sát ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình,

sự chênh lệch giữa hai lớp không đáng kể. Điều này chứng tỏ trẻ đã có kĩ năng quan sát đầu vào và có kinh nghiệm thực hiện các thao tác quan sát nhưng nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên. Kết quả này có được là do trẻ đã sử dụng các giác quan để khám phá đối tượng và biểu đạt được kết quả quan sát. Song nhận thức của trẻ về mục đích, nhiệm vụ còn hạn chế. Tỉ lệ khá và trung bình chiếm phần trăm khá cao (35 - 37%). Đó là những trẻ còn lúng túng khi thực hiện các thao tác quan sát và biểu đạt kết quả còn sai nhiều, đặc biệt trẻ chưa hiểu được mục đích, nhiệm vụ quan sát nếu giáo viên không giúp đỡ. Trong đó, số trẻ đạt mức độ yếu ở hai lớp TN và ĐC là 15 - 18%. Mặc dù giáo viên đã gợi ý rất kĩ nhưng trẻ vẫn không thực hiện được các thao tác quan sát, không hiểu được nhiệm vụ và mục đích quan sát. Tỉ lệ trẻ đạt mức độ tốt lại rất thấp 10 - 12%.

VD: Trong hoạt động cho trẻ quan sát và nặn quả táo. Lúc đầu quan sát thì trẻ tỏ ra rất hứng thú tuy nhiên hứng thú của trẻ chưa thực sự sâu và chưa được kéo dài như: Phạm Thành Đạt - Lớp 5 tuổi A; Trần Ngọc Diệp - Lớp 5 tuổi B; Vũ Anh Minh - Lớp 5 tuổi B; Trần Hải Nhi - Lớp 5 tuổi A. Một số trẻ khi bắt tay vào tạo hình thì cũng có những ý tưởng riêng nhưng chiếm phần trăm khá ít còn lại đa số là thực hiện dập khuân theo mẫu của cô giáo đưa ra. Thậm chí có những trẻ khi thực hiện hoạt động thì còn lúng túng không thực hiện được mặc dù cô giáo đã gợi ý và hướng dẫn rất cẩn thận: Đặng Hồng Phúc - Lớp 5 tuổi A; Nguyễn Phúc Phương Linh - Lớp 5 tuổi B.

Bảng 3.2: Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá

X

TC1 TC2 TC3 TC4

TN 40 1.56 2.24 1.96 2.04 1.95

0 0,5 1 1,5 2 2,5 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC

Bảng 3.2: Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ở lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Mức độ hình thành và phát triển kĩ năng quan sát của trẻ tình theo thời điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Tuy nhiên, các TC ở hai lớp có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Về TC1 trẻ nắm được tiến trình khảo sát. Trẻ nhanh nhẹn trả lời các câu hỏi. Khi cho trẻ thực hiện xong bài tập thì hầu hết các cháu không trả lời chính xác câu hỏi hay không gtrar lời được. Điều này chứng tỏ nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát dẫn đến kết quả quan sát còn lúng túng, biểu đạt kết quả quan sát còn sai nhiều. Kết quả này phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ. Trải qua nhiều lần thực nghiệm thực tế thì trẻ đã nhận thức được trong đầu các kĩ năng quan sát và cách khảo sát đối tượng. Ở TC2 tính chính xác thực hiện các thao tác quan sát và độ linh hoạt khi sử dụng phối hợp các giác quan của trẻ ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đạt mức trung bình (2,24 - 2,16). chẳng hạn khi cho trẻ quan sát con gà trống thì trẻ chỉ nhìn qua về những đặc điểm bên ngoài của gà như: mào đỏ, hai chân, đuôi dài mà hông nhìn thấy cụ thể những điểm khác như lông nhiều màu. Trẻ đã biết thực hiện các thao tác khảo sát nhưng còn lúng túng khi sử dụng và

phối hợp các giác quan để khảo sát. TC3, thì điểm trung bình của nhóm thử nghiệm là 1.96 và nhóm đối chứng là 2.0. Kết quả này có được là do hầu hết trẻ hứng thú với nhiệm vụ quan sát và tự giác thực hiện nhưng sự tập trung chú ý còn chưa cao. Trẻ chủ yếu hứng thú khi quan sát còn khi vận dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ thì trẻ tỏ ra chán nản, thiếu tập trung.

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát gà trống và gà mái thì trẻ có hứng thú nhưng khi bảo trẻ so sánh giữa hai con vật này thì trẻ tỏ ra chán nản thiếu tập trung. Kết quả này cũng phản ánh tính thuận so với tiêu chí trên. Do trẻ thiếu tập trung chú ý vào đối tượng nên kết quả quan sát còn thấp và thực hiện các thao tác quan sát còn lúng túng và sai nhiều. TC4, kết quả quan sát của cả hai nhóm chỉ đạt ở mức độ trung bình (nhóm thực nghiệm là 2.04 và nhóm đối chứng là 2.08). Hầu hết trẻ chỉ nói được những đặc điểm đặc trưng bên ngoài của đối tượng và việc vận dụng kết quả quan sát chưa đạt kết quả cao.

Qua kết quả đo đầu vào cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Kĩ năng quan sát của cả hai nhóm đều đạt ở mức độ trung bình, chứng tỏ các biện pháp tác động của giáo viên chưa có hiệu quả. Hầu hết trẻ đã có biểu

hiện của kĩ năng quan sát như: khảo sát đối tượng bằng các giác quan, trẻ đã biết sử dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ tạo hình. Tuy nhiên, điểm của cả hai nhóm đều thấp và tương đương nhau.

- Mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ không đồng đều ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng, độ phân tán khá cao, có trẻ đạt kết quả cao nhưng cũng có trẻ đạt kết quả rất thấp.

- Mức độ phát triển kĩ năng quan sát biểu hiện ở các tiêu chí đánh giá của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng còn thấp, thấp nhất là tiêu chí đánh giá nhận thức của trẻ và cao nhất là tiêu chí đánh giá việc sử dụng các giác quan và thực hiện các thao tác quan sát.

- Xét từng tiêu chí riêng lẻ cũng sẽ có sự phát triển không đều, có trẻ đạt kết quả cao song cũng có trẻ đạt kết thấp. Vì thế, độ lệch chuẩn trước thực nghiệm còn cao.

Qua kết quả thực nghiệm cho ta thấy trẻ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm đều rất lúng túng trong quá trình thực hiện các thao tác quan sát. Lúc đầu trẻ rất hứng thú khảo sát đối tượng nhưng không phải tất cả, một vài trẻ vẫn chú ý đến những đối tượng khác hoặc lúc đầu chú ý nhưng chỉ được thời gian rất ngắn, trẻ lại mất tập trung, quay sang làm việc khác, rất ít trẻ say xưa đến đối tượng. Điều đó cho chúng ta thấy đa số trẻ chỉ hiểu được đặc điểm bên ngoài của đối tượng và chưa hiểu hết được đặc điểm chính của chúng. Trẻ quan sát đối tượng nhưng không hiểu được mục đích của việc quan sát đó là gì, vì vậy mà kết quả quan sát của trẻ không cao.

3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm

So sánh kết quả phát triển kĩ năng quan sát của trẻ ở hai nhóm đối chứng và thử nghiệm sau thực nghiệm:

Biểu đồ 3.3: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu

TN 40 51 25 22 2

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá TB Yếu TN ĐC

Biểu đồ 3.3: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)