Kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 74 - 79)

5. Danh mục bảng biểu

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm

So sánh kết quả phát triển kĩ năng quan sát của trẻ ở hai nhóm đối chứng và thử nghiệm sau thực nghiệm:

Biểu đồ 3.3: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu

TN 40 51 25 22 2

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá TB Yếu TN ĐC

Biểu đồ 3.3: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo %)

Kết quả trên cho thấy: Sau thực nghiệm mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng chênh lệch khá cao, đặc biệt là mức độ yếu và tốt. Ở nhóm thực nghiệm trẻ đạt mức độ khá và tốt chiếm tỷ lệ cao 76%, trong đó mức độ tốt tăng đến 41%, mức độ trung bình giảm tới 15% và mức độ yếu chỉ còn 1 trẻ. Đa số trẻ ở nhóm thực nghiệm đã thực hiện tốt kĩ năng quan sát, có hiểu biết về mục đích quan sát, nắm được nhiệm vụ quan sát, đồng thời trẻ tỏ ra hứng thú, tự giác và tập trung chú ý với thời gian dài trong quá trình tham gia hoạt động tạo hình. Nhưng ở nhóm đối chứng thì tỉ lệ trẻ đạt loại khá và tốt chiếm tỉ lệ 56%, trong đó tỉ lệ tốt chiếm 16%, khá 40%. Mức độ yếu ở nhóm thực nghiệm chỉ còn 1 trẻ và ở nhóm đối chứng có giảm nhưng không đáng kể (giảm 4%). Qua quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập chúng tôi thấy, ở nhóm thực nghiệm trẻ có kinh nghiệm tốt hơn và thực hiện đầy đủ, chính xác hơn các thao tác quan sát còn ở nhím đối chứng trẻ thực hiện thao tác còn sai nhiều và chưa đầy đủ.

VD: Qua biện pháp: Tổ chức các trò chơi rèn luyện thị giác trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình. Cô đưa ra một bức tranh vẽ lọ hoa, yêu cầu

trẻ quan sát sau đó cô cất bức tranh đi và đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ nhớ lại xem trong bức tranh có những sự vật gì. Thì ngay lập tức cháu Đoàn Ngọc Bích có thể nói được ngay là trong bức tranh có 3 bông hoa to và 2 bông hoa nhỏ hơn, và nói được màu sắc của hoa như thế nào, gồm những lọa hoa gì? Chứng tỏ rằng lúc trước trẻ phải quan sát rất là kĩ thì sau khi cất bức tranh trẻ mới nói được như vậy.

Khi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của cháu Bích chúng tôi có hỏi trong các giờ học khác cháu có thường xuyên phát biểu, trao đổi với cô giáo nhiều không. Thì cô giáo chủ nhiệm cho biết cháu Bích là một cháu khá ngoan tuy nhiên thì trước đó cháu còn e dè, ít nói nhưng qua tiết này thì cháu lại rất hứng thú miêu tả đối tượng, rất là tốt, phát hiện được điểm khác biệt rất đúng và tinh ý.

Sự chênh lệch đáng kể trên cho thấy, sau thử nghiệm mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm thực nghiệm tiến bộ hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng. Điều đó khẳng định hiệu quả của hệ thống các biện pháp và tổ chức các hoạt động tạo hình mà chúng tôi đưa ra đã tạo cơ hội cho trẻ phát triển kĩ năng quan sát và mở rộng vốn hiểu biết, củng cố những tri thức còn thiếu sót về thế giới xung quanh trẻ. Qua đó kĩ năng quan sát của trẻ được rèn luyện và phát triển ở mức độ cao hơn, bền vững hơn.

Bảng 3.4: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí) Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá X TC1 TC2 TC3 TC4 TN 40 2,60 3,36 3,08 2,68 2,93 ĐC 40 1,92 2,36 2,20 2,04 2,13

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC

Bảng 3.4: Mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Kết quả ở bảng và biểu đồ 3.4 cho thấy, điểm số của 4 tiêu chí của nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng, điểm trung bình tăng lên rõ rệt và độ phân tán có sự hướng giảm xuống.

Tiêu chí đánh giá về việc sử dụng và phối hợp các giác quan để khảo sát đối tượng tạo hình và thực hiện thao tác quan sát ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chênh lệch nhau, trong đó nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ trẻ ở nhóm thực nghiệm thực hiện đúng và đầy đủ .. thao tác quan sát hơn trẻ ở nhóm đối chứng. Thái độ của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 0.64 điểm và điểm nhóm thực nghiệm đạt mức khá còn nhóm đối chứng đạt mức độ trung bình. Kết quả quan sát của nhóm thực nghiệm và sau thực nghiệm cũng biểu đạt đầy đủ và chính xác hơn, biểu hiện là điểm của tiêu chí này ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Trẻ nhóm thực nghiệm đã biết dùng ngôn ngữ mạch lạc để biểu đạt kết quả quan sát. Chính vì mức độ phát

triển của trẻ ở cả 4 tiêu chí trên của nhóm đối chứng sau thực nghiệm đều thấp hơn nhóm thực nghiệm, dẫn đến nhận thức của trẻ sau thực nghiệm ở nhóm đối chứng cũng hạn chế hơn so với nhóm thực nghiệm là 2.60 điểm (tương đương với mức độ trung bình), nhóm đối chứng là 1.92 điểm (tương ứng với mức độ yếu). Điều này hợp với quy luật nhận thức của trẻ, nếu trẻ được trải nghiệm nhiều, được hoạt động nhiều thì trẻ có nhiều kinh nghiệm và cái kinh nghiệm đó sẽ sẽ trở thành tri thức vốn có trong đầu trẻ. Càng ngày vốn tri thức càng nhiều thì nhận thức của trẻ càng phát triển. Vì vậy mà trẻ ở nhóm thực nghiệm có nhiều cơ hội hoạt động hơn, trải nghiệm nhiều hơn trẻ nhóm đối chứng và nhận thức cũng cao hơn.

Thông qua quan sát hoạt động tạo hình của lớp 5 tuổi A thì chúng tôi nhận thấy: trước khi thực nghiệm một số trẻ còn loay hoay không vẽ nổi con cá, vừa vẽ vừa nhìn vào tranh mẫu rất lâu và không có tính sáng tạo như: Lê Minh Hiếu, Đặng Hồng Phúc. Tuy nhiện sau khi thực nghiệm chúng tôi nhận thấy những trẻ đó hoàn thành sản phẩm tạo hình nhanh hơn, thậm chí là sáng tạo hơn.

VD: Trước TN: Vẽ dập khuân hình con cá theo y như mẫu, thao tác thì lúng túng,..

Sau TN: Vẽ cá nhanh hơn và biết sáng tạo vẽ đuôi cá cong lên phía trên vì cá đang bơi. Như vậy cho thấy trẻ đã rất tiến bộ và khả năng chú ý rất cao.

Tóm lại: Qua phân tích kết quả thực nghiệm trên cho thấy, sau khi thực nghiệm các kết quả về giá trị % và điểm các tiêu chí của nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng và cao hơn bản thân nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm. Trong khi đó, sau thực nghiệm kết quả của nhóm đối chứng có tăng nhưng không đáng kể so với trước thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở chương 2 nếu được vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sẽ thúc đẩy phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của quá trình thực hiện biện pháp, tính khả thi của các biện pháp và chứng

minh tính đúng đắn cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã để ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)