Tầm quan trọng của trò chơi học tập với việc hình thành BTKG cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi).

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 25 - 27)

trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi).

Chúng tôi cho rằng: TCHT là phương tiện hình thành và phát triển BTKG cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGN nói riêng.

Khi chơi TCHT trẻ có điều kiện rèn luyện về trí tuệ, phát triển hoạt động nhận thức của mình.

Trong quá trình trẻ tham gia các trò chơi hình thành BTKG, trẻ không chỉ nắm được mối liên hệ và các quan hệ toán học, lĩnh hội được những kiến thức về không gian. Điều đó có tác dụng giáo dục trí tuệ cho trẻ.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ chơi giáo viên phải sử dụng tới các thuật ngữ toán học, vì vậy nó còn giúp cho trẻ nắm được các thuật ngữ học. Các trò chơi làm quen với BTKG có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kĩ năng nhận biết cho trẻ 4 - 5 tuổi, nó giải quyết được nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi hấp dẫn. Khi giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi trẻ phải huy động trí óc làm việc thực sự, cố gắng khắc phụ một số khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nó vừa làm thỏa mãn nhu cầu chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức nên nó mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự thỏa mãn, giúp trẻ phát hiện ra những khả năng của mình đồng thời tạo điều kiện cho mần mống sáng tạo của trẻ được phát triển.

Trong TCHT bao giờ cũng chứa đựng nhiệm vụ nhận thức khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động trí tuệ của trẻ MGN, nó còn chứa đựng những ẩn số bí mật mà trẻ muốn tìm được lời giải đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý tìm kiếm các phương thức để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, cố gắng vốn huy động hiểu biết của mình và lựa chọn các thao tác tư duy cần thiết để giải quyết tình huống phù hợp nhất. Vì vậy, nó kích thích phát triển các năng lực trí tuệ của trẻ. Chẳng hạn, khi trẻ chơi ghép hình thì đòi hỏi trẻ phải biết khảo sát đồ vật, nắm được tính chất, tỉ lệ giữa các bộ phận và cách sắp xếp chúng trong không gian.

Trong quá trình thực hiện TCHT nhằm hình thành BTKG, giáo viên dạy trẻ tuân thủ theo đúng luật chơi, yêu cầu trẻ phải tập trung chú ý, có phản xạ nhanh hoặc có khả năng kiềm chế, điều đó cũng buộc trẻ phải thực hiện nhiều hành động chơi khác nhau, biết lựa chọn sự tương quan giữa nhiệm vụ

và trò chơi, yêu cầu nội dung và luật lệ chơi…điều đó đã góp phần hình thành tính trung thực, kỉ luật ở trẻ.

Trong TCHT yếu tố bài tập được lồng ghép dưới hình thức chơi, điều này kích thích hứng thú nhận thức ở trẻ, để giành phần thắng về mình buộc trẻ phải nghĩ nhanh những thao tác thực hiện và như vậy khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ được rèn luyện.

Quá trình giáo viên tiến hành hình thành BTKG cho trẻ thông qua TCHT, giáo viên tạo điều kiện để trẻ hoạt động một cách tự giác, tích cực theo đúng khả năng của mình.

Tóm lại, TCHT có ý nhĩa quan trọng đối với việc giáo dục trí tuệ và phát triển nhân cách cho trẻ. Trong lúc chơi, trẻ trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Nó còn được coi là một trong những phương tiện có hiệu quả để hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh nói chung và BTKG nói riêng cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)