Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 28 - 32)

1.2.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về các nhiệm vụ dạy trẻ nhỡ (4 - 5 tuổi) hình thành BTKG

Thông qua quan sát, dự giờ 2 lớp đã chọn cùng với việc trao đổi với giáo viên chúng tôi thấy:

Giáo viên có tổ chức TCHT nhằm hình thành biểu tượng toán cho trẻ. Tuy nhiên các trò chơi này chưa thực sự được tổ chức trong các hoạt động

trong ngày của trẻ ở trường Mầm non mà chủ yếu được tổ chức trong giờ hoạt động chung cho trẻ làm quen với toán.

Phần lớn giáo viên vẫn coi “tiết học” là hình thức chủ yếu để tổ chức cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán mà coi nhẹ hoặc không chú trọng đến việc tổ chức các TCHT cho trẻ. Cho nên TCHT khi tổ chức thường không phong phú và ít tạo được hứng thú cho trẻ.

Qua tiếp xúc với trẻ, khi được tham gia vào TCHT với hình thức tổ chức hấp dẫn thì các biểu tượng về không gian được khắc sâu và trẻ dễ dàng áp dụng được vào thực tế.

Đối với những TCHT mà giáo viên tổ chức sơ sài, đơn điệu, không hấp dẫn thì trẻ mất tập trung và hay nhầm lẫn các biểu tượng với nhau.

Qua trao đổi với giáo viên, một số cho rằng trẻ (4 - 5 tuổi) cần cung cấp kiến thức dưới hình thức tiết học như ở phổ thông để trẻ làm quen dần, nếu tổ chức dưới dạng trò chơi quá nhiều thì sự tập trung chú ý sẽ giảm. Hoặc TCHT khi cho trẻ cần tổ chức dưới hình thức bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng, còn tổ chức dưới hình thức trò chơi là để củng cố kiến thức và ngược lại. Do đó, việc tổ chức cho trẻ chơi đôi khi mang tính áp đặt nên gây hạn chế nhiều đến việc giáo dục cho trẻ tính linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ nhận thức của trò chơi.

1.2.5.2. Qua phương pháp Anket * Mục đích khảo sát

Tìm hiểu việc những ý kiến của giáo viên mầm non về thực trạng tổ chức TCHT nhằm hình thành BTKG cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi) ở trường Mầm non Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

* Nội dung khảo sát

Nhận thức của giáo viên mầm non về việc tổ chức TCHT nhằm hình thành biểu tượng không gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi).

Bảng 1.1. Nhận thức ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về không gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi)

STT Giữ vị trí Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 11 69

2 Quan trọng 5 31

3 Bình thường 0 0

4 Không quan trọng 0 0

Tổng số phiếu điều tra: 16

Qua kết quả ở bảng trên cho thấy phần lớn các giáo viên đều nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập là rất quan trọng và cần thiết đối với việc hình thành biểu tượng về không gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi) Bởi qua lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, họ đều nhận thức rõ ràng ở độ tuổi này thì trò chơi mới là hoạt động chủ đạo chứ không phải là hoạt động học tập.

Điều này cho thấy giáo viên mầm non đánh giá rất cao vai trò của việc tổ chức TCHT nhằm hình thành biểu tượng sơ đẳng về không gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi).

Bảng 1.2. Kết quả thực trạng nhận thức của giáo viên về yếu tố xuất phát từ phía giáo viên có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả hình thành biểu tượng về không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Yếu tố tác động Số lượng Tỷ lệ %

Lời nói 6 38

Thao tác với vật trực quan 0 0

Thái độ nhiệt tình 0 0

Cách tổ chức hoạt động 16 100

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Đỗ Thị Minh Liên thì lời nói của giáo viên là yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức về biểu tượng không gian của trẻ.

Cách tổ chức các hoạt động thực chất chỉ là hình thức được nêu ra trong giáo án còn việc tổ chức được cho trẻ hoạt động tích cực thì bất kì giáo viên nào cũng phải sử dụng phương tiện là lời nói.

Hay nói rõ hơn thì lời nói của giáo viên mới là yếu tố tác động trực tiếp lên quá trình nhận thức của trẻ.

Giáo viên sử dụng lời nói đúng đắn, kịp thời đối với trẻ sẽ giúp trẻ nhận thức tốt hơn các biểu tượng không gian.

Qua điều tra chúng tôi thấy còn không ít giáo viên chưa nhận thức được sâu sắc vai trò lời nói của mình có ảnh hưởng tích cực đến quá trình nhận thức về biểu tượng không gian của trẻ do đó họ sẽ gặp khó khăn trong khâu tổ chức các hoạt động, khó khăn khi thao tác với đồ dùng trực quan và rất có thể sẽ giảm đi sự nhiệt tình trong việc cung cấp tri thức về biểu tượng không gian cho trẻ.

Bảng 1.3. Những khó khăn giáo viên thường gặp phải trong quá trình sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành BTKG cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi)

STT Những khó khăn Số lượng Tỷ lệ %)

1 Thiếu đồ dùng, đồ chơi 19 100

2 Lớp học chật hẹp, thiếu chỗ cho trẻ hoạt động 2 10,5

3 Giáo viênchưa biết cách tổ chức hoạt động hình thành BTKG thông qua TCHT

1 5.3

Tổng số phiếu điều tra: 19

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: khó khăn lớn nhất mà giáo viên thường gặp phải khi dạy trẻ hình thành BTKG cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi) thông qua TCHT là thiếu đồ chơi, đồ dùng. Đa số giáo viên cho rằng để có một tiết dạy tốt, hoạt động hay thì việc đầu tư và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là cần thiết. Nhưng trên thực tế giáo viên chỉ thực sự đầu tư đồ dùng, đồ chơi khi có dự giờ, có đoàn kiểm tra, thi giáo viên giỏi.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)