Để chuẩn bị cho thử nghiệm, chúng tôi trao đổi với giáo viên tham gia thử nghiệm , giúp giáo viên tìm hiểu sâu sắc hơn một số vấn đề sau:
- Mục đích, nội dung, cách tổ chức thử nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra.
- Tiến hành lập kế hoạch thử nghiệm.Trao đổi thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành. Cùng giáo viên chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thử nghiệm.
- Cơ sở lý luận của việc hình thành BTKG cho trẻ MG 4 - 5 tuổi thông qua TCHT.
Nghiên cứu giáo án tiết học hình thành BTKG cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua TCHT có phối hợp sử dụng linh hoạt các nhóm biện pháp mà chúng tôi đã xây dựng (phụ lục 5).
Chọn lớp TN và lớp ĐC. Chúng tôi tiến hành chọn nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng ở 2 lớp: lớp 4 tuổi B1 và lớp 4 tuổi B2 trường mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
Tổng số: 40 trẻ
Chia 2 nhóm + 20 trẻ lớp 4 tuổi B1 làm nhóm thử nghiệm + 20 trẻ lớp 4 tuổi B2 làm nhóm đối chứng.
Trẻ ở 2 nhóm đều tương đương về thể lực và trí tuệ. Nhìn chung, những trẻ này không phải là trẻ tốt nhất song chúng tôi chọn trẻ tương đối đồng đều nhau và đã được trang bị một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, có nề nếp học tập nhất định.
Trước khi tiến hành thử nghiệm hình thành, chúng tôi tiến hành TN điều tra ở mức độ hình thành BTKG ở cả hai nhóm TN và ĐC. Kết quả thử nghiệm sẽ là cơ sở để so sánh khi tiến hành TN hình thành.
Trong quá trình TN giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn điều khiển trẻ ở hai lớp TN và ĐC thực hiện bài tập đó để đảm bảo kết quả thu được là khách quan, giáo viên không tạo ra không khí căng thẳng, không khen chê, gợi ý hay nhắc nhở trẻ, tuyệt đối không để trẻ biết mình bị điều tra, các đồ dùng cho trẻ quen thuộc để tránh sự phân tán của trẻ và phải đủ về số lượng cho mọi trẻ.
Cách lấy số liệu và kĩ thuật đo:
* Cách lấy số liệu
Bước 1: Cùng với giáo viên của lớp TN nắm được cách tiến hành TN đồng thời ghi lại kết quả thực hiện các bài khảo sát của trẻ.
Bước 2: Tiến hành đo trước TN ở cả 2 nhóm TN và ĐC tại cùng một thời điểm với nội dung như nhau.
Bước 3: Tiến hành TN hình thành biểu tượng không gian cho trẻ ở nhóm TN theo các biện pháp đề ra. Còn ở nhóm ĐC vẫn tiến hành hình thành biểu tượng không gian cho trẻ theo cách thức thông thường.
Bước 4: Sau khi đo xong, tiến hành phân tích và tổng hợp các số liệu thu được từ TN và xếp loại mức độ hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua TCHT trong tiết học theo các tiêu chí đã xây dựng.
Bước 5: Tiến hành kiểm tra tính khách quan của số liệu thu được bằng toán thống kê.
* Phương pháp xử lý số liệu thử nghiệm:
- Chúng tôi tiến hành phân tích, mô tả, nhận xét, đánh giá mức độ hình thành BTKG cho trẻ 4 - 5 tuổi qua việc sử dụng TCHT trong điều kiện TN theo các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng.
- Chúng tôi thu thập kết quả TN bằng các công thức toán thống kê như : Tính giá trị trung bình cộng, so sánh sự khác biệt giữa kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC.