KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 69 - 70)

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên đây chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua vui chơi mà trẻ phát triển thể chất và lĩnh hội tri thức. TCHT là loại trò chơi mà trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Nó giúp trẻ tích cực hoạt động, hình thành, tích luỹ biểu tượng một cách linh hoạt, chính xác đồng thời mang lại niềm vui, sự hứng khởi cho trẻ. TCHT là con đường thuận lợi để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, tuy nhiên thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc tổ chức TCHT chưa được quan tâm. Việc tổ chức TCHT mang nội dung nhận thức là các biểu tượng toán học nói chung và các biểu tượng không gian nói riêng còn rất hạn chế, hình thức TCHT còn rất ít. Việc dạy học thông qua TCHT đòi hỏi giáo viên phải có sự nỗ lực cao. Giáo viên cần có phương pháp hợp lí, gây được hứng thú với trẻ thì giờ học mới đạt hiệu quả cao.

1.2. Hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi là một việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Nó là cơ sở, nền tảng để trẻ học toán ở trường phổ thông sau này và phát triển tư duy lôgíc toán học. Hiệu quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động của người giáo viên. Khác với các lứa tuổi khác, trẻ mần non chưa có sự chú ý cao, ghi nhớ chủ định mới bắt đầu hình thành. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi chưa có thể tiếp thu kiến thức toán học một cách khuôn khổ, bài bản như của học sinh phổ thông. Do vậy việc diễn đạt kiến thức tới trẻ thông qua trò chơi sẽ làm cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, đây là phương pháp dạy học có hiệu quả. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra một số trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi, chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao

hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi học tập:

Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho việc sử dụng trò chơi học tập trong hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Biện pháp 2: Tạo môi trường tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Biện pháp 3: Phối hợp sử dụng các phương tiện, biện pháp trực quan, dùng lời, thực hành để hướng dẫn trẻ chơi

Biện pháp 4: Sưu tầm và xây dựng nguồn trò chơi học tập đa dạng, phong phú phù hợp với trẻ theo các chủ đề.

1.4. Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất, qua đó khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra đã được chứng minh. Từ đó có thể khẳng định rằng dưới tác động có ý nghĩa của các biện pháp sư phạm được đề xuất, trẻ có hứng thú hơn, tích cực chủ động tham gia vào hoạt động, vì vậy mức độ hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)