Biện pháp sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 38 - 55)

thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

2.3.1. Lập kế hoạch cho việc sử dụng trò chơi học tập trong hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Kế hoạch tổ chức TCHT chính là sự lựa chọn, sắp xếp các biện pháp sư phạm và trình tự hướng dẫn hoạt động trẻ của cô trong một khoảng thời gian nhất định nhằm hình thành BTKG cho trẻ.

Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên, quan trọng, không thể thiếu được trong việc tổ chức các hoạt động nói chung và tổ chức TCHT hình thành BTKG nói riêng cho trẻ, nó có tác dụng định hướng trước hoạt động của cô và trẻ, hướng tới sự hình thành và phát triển các TCHT hình thành BTKG của trẻ một cách có hệ thống theo một trình tự từ thấp đến cao, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự phát triển toàn diện, liên tục của trẻ.

* Yêu cầu: Khi tiến hành lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần chú ý một số điểm sau:

- Dự tính thời gian cho mỗi kế hoạch: kế hoạch dài hạn (năm, học kì, tháng), kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch cho một tiết học, cho một trò chơi, hay cho một hoạt động nào đó).

- Giáo viên cần xác định cơ sở lập kế hoạch chơi cho trẻ trên cơ sở phải phân tích khả năng chơi hiện tại và mức độ nhận thức về BTKG của trẻ trong TCHT dựa trên các tiêu chí.

+ Hứng thú đến nhiệm vụ nhận thức.

+ Kỹ năng chơi (tiếp nhận nhiệm vụ và tìm kiếm phương tiện thực hiện nhiệm vụ trò chơi đặt ra…)

+ Kỹ năng vận dụng vốn kinh nghiệm đã biết vào điều kiện, hoàn cảnh mới.

+ Biểu hiện độc lập, chủ động, có sáng kiến trong việc tìm kiếm các phương pháp giải quyết nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra…

+ Lưu ý các trường hợp cá biệt (gồm những trẻ đạt trình độ suất sắc hay những trẻ thấp hơn so với tình hình chung của cả lớp).

+ Tính đến khả năng vốn sống, kinh nghiệm của trẻ đợc mở rộng trong thời gian tới do chương trình giáo dục mang lại.

* Cách tiến hành lập kế hoạch tổ chức TCHT hình thành BTKG cho trẻ như sau:

- Xác định mục đích (mục tiêu) và yêu cầu của trò chơi: đây là phần quan trọng nhất và dựa vào khả năng chơi thực của trẻ. Cần dựa vào nội dung kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho trẻ qua trò chơi, đặc điểm nhận thức của trẻ.

- Lựa chọn nội dung trò chơi và hình thức chơi phải linh hoạt phù hợp với mục đích yêu cầu đặt ra.

- Nội dung trò chơi cần:

+ Tạo điều kiện tốt cho trẻ luyện tập để phát triển trí tuệ.

+ Tính dạy học trong trò chơi cần kết hợp giữa tính học tập nghiêm túc với tính chất vui vẻ thoải mái và hấp dẫn của trò chơi.

+ Cần nâng dần độ khó của nhiệm vụ chơi đối với trẻ.

- Lựa chọn hình thức chơi: tùy thuộc vào nội dung chơi và đặc điểm nhận thức, hứng thú của trẻ mà giáo viên lựa chọn hình thức chơi cá nhân hay tập thể, giáo viên tổ chức hay trẻ tự tổ chức.

- Lựa chọn các phương pháp, biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi: Tùy thuộc vào mục đích của trò chơi là hình thành biểu tượng mới hay củng cố rèn luyện biểu tượng đã có, và đặc điểm nhận thức của trẻ mà giáo viên có sự lựa chọn phương pháp, biện pháp hướng dẫn cho phù hợp.

- Dự tình những phương tiện cần thiết như địa điểm chơi, đồ dùng, đồ chơi, thời gian chơi…, cần dựa vào yếu tố nội dung chơi và điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường.

2.3.2. Tạo môi trường tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

* Mục tiêu và ý nghĩa

Tạo môi trường tổ chức trò chơi học nhằm đáp ứng khả năng chơi của trẻ trong hiện tại và trong tương lai phát triển khả năng chơi của chúng. Nhờ có sự bổ sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi cho trẻ một cách thường xuyên, phù hợp với yêu cầu chơi của trò chơi học tập giúp cho trẻ có điều kiện tiếp

xúc, làm quen với thế giới đồ chơi kì diệu, tạo cho trẻ có cơ hội được chơi, được biến đổi những vật liệu chơi tạo ra đồ chơi cho mình, cho nhóm. Chính cái đó tạo cho trẻ có hứng thú chơi, giúp trẻ tích cực chủ động tham gia vào trò chơi, cố gắng nỗ lực thực hiện ý đồ chơi của mình góp phần phát triển tính tự lập và sáng kiến của trẻ trong trò chơi. Việc xây dựng môi trường hướng tới phát triển nội dung TCHT và tạo cơ hội cho trẻ được thực hành với đồ chơi, vật liệu chơi và được tự chơi cùng với chúng, khuyến khích trẻ tích cực chủ động và có sáng kiến khi chơi, giúp trẻ được tự trải nghiệm, tự cảm nhận và học được cách sống cùng nhau (tự kiềm chế, nhân nhượng, thỏa thuận, trao đổi và cùng giải quyết xung đột, giải quyết tình huống xảy ra trong khi trẻ chơi).

Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trường chơi cũng dành cho giáo viên có cơ hội như cá thể hóa chương trình chơi cho từng trẻ và thỏa mãn nhu cầu chơi của nó, cho phép giáo viên thực hiện chương trình chơi cho từng trẻ và thỏa mãn nhu cầu chơi của nó; cho phép giáo viên thực hiện chương trình trong phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn (nhóm ôn luyện, nhóm thì chơi – học cái mới, có nhóm trẻ chơi dưới sự hướng dẫn có chủ đích của cô còn nhóm khác thì tự chơi, chơi tự do theo ý thích…); giáo viên có cơ hội làm việc với từng nhóm, từng cá nhân; đặc biệt giáo viên sẽ có nhiều thời gian để quan sát đánh giá trẻ chơi và từ đó có thể điều chỉnh môi trường chơi phù hợp cũng như tìm ra các phương pháp, biện pháp tổ chức chơi phù hợp cho trẻ. Như vậy, biện pháp xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển có ý nghĩa đặc biệt, nó không những tác động đến khả năng chơi tự lập của trẻ 4 - 5 tuổi mà còn là điều kiện khách quan hết sức cần thiết đảm bảo cho tính khả thi của biện pháp lập kế hoạch chơi.

Tạo ra một môi trường chơi – học tập cho trẻ được thoải mái, hấp dẫn, kích thích hứng thú hoạt động, nâng cao nhận thức của trẻ.

* Yêu cầu: Môi trường này phải đảm bảo một số yêu cầu, thuận tiện, an toàn, vệ sinh, hấp dẫn trẻ, có sức cuốn hút trẻ chơi, thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung, làm mới phù hợp với nội dung chơi của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ

được bộc lộ tính tích cực chủ động, tự do, thỏa mái, sáng tạo trong khi chơi. Đồng thời phải tạo cho trẻ ý muốn được chơi tiếp, gợi mở, phát triển ý đồ chơi, hành động chơi của trẻ.. Điều này có nghĩa là môi trường chơi luôn luôn phải ở trong trạng thái vận động biến đổi phù hợp với mục tiêu và nội dung chơi của trẻ.

* Cách tiến hành: giáo viên là người tạo môi trường chơi cho trẻ:

- Không gian chơi (địa điểm chơi): phải rộng rãi, thuận tiện, đảm bảo an toàn, vệ sinh và có thể chia thành các góc nhỏ để tạo thanh danh giới nếu trẻ thích chơi một mình hay chơi theo nhóm nhỏ tùy theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ.

- Giáo viên cung cấp các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện cần thiết để tạo phục vụ trò chơi. Nên chọn những bộ đồ chơi có nội dung chứa đựng những hình ảnh đặc trưng, mang tính khái quát về không gian. Những hình ảnh này sẽ giúp cho trẻ thực hiện kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm, liên hệ…

- Cô cùng với trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định (chỗ rễ lấy ra hoặc cất vào, thuận tiện cho trẻ sử dụng và an toàn cho trẻ). Sắp xếp đồ dùng đồ chơi sao cho tạo trạng thái mở để kích thích hứng thú của trẻ, và vừa tầm mắt trẻ, cũng cần sắp xếp một cách đa dạng, sinh động nhưng cũng không nên bày nhiều quá sẽ làm phân tán sự tập trung của trẻ. Nên thay đổi bổ sung cho phù hợp với nội dung chơi của trẻ …

- Cô cũng nên tổ chức cho trẻ cùng cô hoặc tự làm những đồ chơi từ những vật liệu có sẵn trọng thiên nhiên hay từ đồ phế thải để phục vụ cho TCHT.

Những đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng về nội dung, hình thức phản ánh rõ nét về nặt không gian: Những bộ đồ dùng, đồ chơi có sẵn như tranh, ảnh, bộ đồ chơi bằng gỗ, nhựa gồm các lọai hình, khối, những bộ lắp ráp kỹ thuật, sơ đồ, tranh mẫu, thiết kế mẫu, vật mẫu, lô tô hình, máy chiếu, máy vi tính…, để đa nội dung trò chơi lên mức độ cao hơn.

Chất liệu và không gian, hình dáng, mầu sắc, phong cách thể hiện của đồ chơi nên đa dạng, có mầu sắc tơi sáng và đồ chơi phải có sự đảm bảo độ an toàn cho trẻ. Nó giúp trẻ có thể sáng tạo, thích hợp với những hành động chơi cụ thể trong trò chơi hình thành BTKG cho trẻ.

Khi hướng dẫn trẻ chơi cô cũng nên xác định rõ vai trò của mình trong hoạt động của trẻ: Đó là sự hợp tác, tức là người gợi ý, hướng dẫn, khi cần thiết là bạn cùng chơi với trẻ chứ không nên can thiệp vào tất cả mọi hoạt động của trẻ, còn trẻ là người chủ động trong quá trình chơi.

Cô cũng nên tạo ra mối quan hệ tốt với trẻ và giữa trẻ với nhau. Đó là mối quan hệ bình đẳng, cởi mở, hợp tác sẽ tạo ra được bầu không khí tự tin, phấn khởi cho trẻ giúp cho trẻ thỏa mái hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ nhận thức qua các trò chơi bằng cách tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, tạo điều kiện cho mọi trẻ đều được hoạt động.

Nên quan tâm hơn nữa đến khả năng của mỗi trẻ: Bởi mỗi trẻ có đặc điểm phát triển tâm, sinh lý, năng khiếu không như nhau. Vì vậy trong quá trình tổ chức các TCHT để hình thành BTKG cho trẻ 4 - 5 tuổi giáo viên cần dựa vào đặc điểm này để thiết kế và sử dụng TCHT sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.

* Điều kiện vận dụng

- Cần có sự đầu tư và quan tâm đến việc xây dựng môi trường cho mẫu giáo ở các trường mầm non. Tạo cho trẻ một môi trường học và chơi tự do, thoải mái có phương tiện kỹ thuật, có nhiều loại đồ chơi học tập, vật liệu chơi đa dạng với mẫu mã chuẩn, màu sắc đẹp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh và đặc biệt đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu phát triển về mọi mặt của trẻ (nhận thức, tình cảm, kĩ năng chơi…)

- Giáo viên biết tìm kiếm và dạy trẻ cũng biết tìm kiếm, tận dụng những nguồn nguyên liệu chơi có sẵn trong thiên nhiên của địa phương, từ đồ phế thải như: sách báo, tranh ảnh cũ, hộp giấy, bìa cát tông…

- Đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với các loại TCHT của trẻ MG 4 – 5 tuổi.

- Lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, với nội dung chơi của trẻ. Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức TCHT không những chỉ cung cấp cho trẻ những điều kiện cơ sở vật chất (chỗ chơi, nguyên liệu, đồ chơi, tài liệu…) mà còn phải tổ chức hướng dẫn trẻ cách chơi, cùng tham gia vào TCHT của trẻ, khuyến khích, động viên giúp trẻ phát triển, tìm tòi, giải quyết vấn đề trong khi chơi qua đó giúp trẻ tiếp thu trí thức, kinh nghiệm tốt hơn.

2.3.3. Phối hợp sử dụng các phương tiện, biện pháp trực quan, dùng lời, thực hành để hướng dẫn trẻ chơi

* Mục đích: Là để nâng cao hiệu quả của việc hình thành BTKG cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi) thông qua TCHT và qua đó cũng làm giảm đi hạn chế do việc sử dụng các phương pháp, biện pháp đơn lẻ mang lại.

Việc sử dụng kết hợp bằng lời nói (trao đổi, đa ra câu hỏi, câu hỏ, lời gợi ý, thơ ca, đồng ca, ca dao….) với phơng pháp trực quan (cho trẻ quan sát đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi, tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ, phim ảnh…), với việc cho trẻ thực hành trải nghiệm (cho trẻ tập làm, tập chơi thử…) đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ chơi TCHT tại trường mầm non.

* Yêu cầu: khi phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp trên yêu cầu giáo viên phải nắm vững các phương pháp trực quan, dụng lời, thực hành, và có sự phối hợp linh hoạt các phơng pháp, biện pháp đó:

- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và bổ sung lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu đề ra.

- Đảm bảo lôgíc về kiến thức cung cấp cho trẻ.

- Tạo được cảm xúc, niềm vui, sự thích thú và duy trì sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào trò chơi.

Trước tiên giáo viên cần lựa chọn các phương pháp, biện pháp tổ chức TCHT cho phù hợp với từng tình huống, nội dung chơi, và trình độ nhận thức của trẻ:

- Khi trẻ quan sát các tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ, đồ dùng, đồ chơi phục vụ TCHT, giáo viên có thể dùng các biện pháp dùng lời nói (đàm thọai, thảo luận vơi trẻ, đặt câu hỏi, lời gợi ý, lời đề nghị ngắn ngọn, dễ hiểu và giàu hình ảnh…), quan sát cụ thể, rõ ràng nhằm tạo động cơ quan sát cho trẻ, cuốn hút chúng vào hoạt động tìm kiếm mà trò chơi yêu cầu. Trong quá trình hướng dẫn trẻ quan sát đầu tiên giáo viên yêu cầu trẻ quan sát tổng thể, sau đó riêng từng bộ phận, chi tiết cuối cùng thi thiết lập mối quan hệ giữa bộ phận với chi tiết đó thông qua hệ thống câu hỏi, lời đề nghị.

- Khi sử dụng lời nói: giáo viên đưa ra các yêu cầu về nhiệm vụ, luật chơi với trẻ. Lời nói của cô phải chính xác, cụ thể, rõ ràng, lôi cuấn trẻ chú ý quan sát đối tượng và lĩnh hội được nhiệm vụ cô giáo, có hai cách:

+ Một là, có thể đưa ra cho trẻ từng phần của nhiệm vụ và trình tự hành động để đi đến giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tổng thể. Hướng này có thể giúp trẻ thành công trong nhiệm vụ tương đối phức tạp, song trẻ thực hiện một cách máy móc.

+ Hai là: Giao cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ, gợi ý có thể dùng nhiều phương thức hành động khác nhau, khuyến khích sáng kiến của trẻ. Hướng này tạo điều kiện cho trẻ tự hành động theo cách nghĩ của mình nên nó thúc đẩy trí thông minh của trẻ phát triển mạnh mẽ.

Sau khi giao nhiệm vụ cho trẻ, giáo viên đưa trẻ vào hoạt động thực tiễn, cho thực hành, cô bao quát toàn nhóm, lớp và theo dõi trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi, luật chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn trong khi chơi thì tùy tình hình của từng trẻ mà có cách giúp đỡ riêng (nếu là trẻ khá thì có sự gợi ý, mách nhỏ, hoặc kiểm tra xong để trẻ tự làm, còn với trẻ yếu thì cô có thể tham gia cùng trẻ, nâng đỡ trẻ vượt qua khó khăn nhưng cô không làm hộ). Cô phải

đồng thời thường xuyên qua tâm, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào trò chơi, tự tìm kiếm phương thức giả quyết, nhiệm vụ nhận thức do trò chơi đặt ra.

Việc phối kết hợp sử dụng các phơng pháp, biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cho việc hình thành BTKG thông qua TCHT.

Khi sử dụng TCHT hình thành BTKG cho trẻ 4 - 5 tuổi có thể tham khảo một số bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị (trước khi chơi)

- Lập kế hoạch tổ chức TCHT hình thành BTKG cho trẻ + Xác định mục đích yêu cầu:

Củng cố kiến thức của trẻ về BTKG. Rèn luyện và phát triển các kỹ năng chơi.

Phát triển hứng thú chơi và nhu cầu khám phá thế giới xung quanh.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) (Trang 38 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)